Thế nào là các thế hệ nhân quyền?
Tư tưởng của nhân loại về quyền con người được hình thành từ bao giờ và phát triển như thế nào? Trong bối cảnh hiện nay, nhân quyền là khái niệm được đề cập, chấp nhận và cổ vũ một cách rộng khắp, thường xuyên và ... |
Quyền con người có những đặc trưng gì? Nhận thức chung cho rằng, quyền con người có những đặc trưng tính chất cơ bản sau đây: |
Ảnh minh họa. |
Theo Karel Vasak, thế hệ thứ nhất, các quyền dân sự, chính trị: Thế hệ nhân quyền này hướng vào hai vấn đề chính, đó là tự do và sự tham gia vào đời sống chính trị của các cá nhân. Nó bao gồm các quyền và tự do cá nhân về phương diện dân sự và chính trị mà tiêu biểu như quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo tín ngưỡng, tự do biểu đạt, quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được xét xử công bằng... Thế hệ nhân quyền này gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến. Những văn kiện pháp lý quốc tế tiêu biểu hiện nay đề cập đến thế hệ quyền này là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, 1948 (sau đây viết tắt là UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966 (sau đây viết tắt là ICCPR).
Thế hệ thứ hai, các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa: Thế hệ nhân quyền này hướng vào việc tạo lập những điều kiện và sự đối xử bình đẳng, công bằng cho mọi công dân trong xã hội. Chúng được đề xướng và vận động từ cuối thế kỷ XIX, và bắt đầu được quan tâm bởi một số chính phủ kể từ sau Chiến tranh thế giới I. Các quyền tiêu biểu thuộc về thế hệ quyền này bao gồm quyền có việc làm, quyền được bảo trợ xã hội, quyền được chăm sóc y tế, quyền có nhà ở... Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên (nước Nga Xô viết) vào năm 1917 và sau đó là hệ thống các nước xã hội chủ HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI bằng Ca trong law). quyền nghĩa trên thế giới trong nửa sau thế kỷ XX đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình pháp điển hóa thế hệ quyền này trong pháp luật quốc gia và quốc tế. Văn kiện pháp lý quốc tế tiêu biểu nhất đề cập đến thế hệ quyền này là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội, 1966 (sau đây viết tắt là ICESCR).
Thế hệ thứ ba, các quyền tập thể: Thế hệ quyền này bao gồm các quyền tập thể, tiêu biểu như quyền tự quyết dân tộc (right to self-determination); quyền phát triển (right to development); quyền với các nguồn tài nguyên thiên nhiên (right to natural resources); quyền được sống trong hoà bình (right to peace); quyền được sống trong môi trường trong lành (right to a healthy environment)... Danh mục các quyền thuộc thế hệ quyền này vẫn đang được bổ sung, trong đó những quyền được đề cập gần đây bao gồm: quyền được thông tin và các quyền về thông tin (right to communicate communication rights); quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa (right to participation in cultural heritage). Những văn kiện pháp lý quốc tế tiêu biểu hiện nay đề cập đến thế hệ quyền này là Tuyên ngôn về trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa, 1960; Hai công ước cơ bản về nhân quyền năm 1966 là ICCPR (Điều 1), ICESCR (Điều 1); Tuyên bố về quyền của các dân tộc được sống trong hoà bình, 1984 Tuyên bố về quyền phát triển, 1986...
Ngoại trừ một số quyền như quyền tự quyết dân tộc, nhiều quyền trong thế hệ thứ ba chưa được pháp điển hóa bằng các điều ước quốc tế, mà chủ yếu mới chỉ được đề cập trong các tuyên bố, tuyên ngôn (các văn kiện luật mềm - Soft lau). Vì vậy, tính pháp lý và tính hiện thực của hầu hết các quyền trong thế hệ này hiện vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi.
“Quyền con người” là gì? Ngày nay, Việt Nam đang là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền, đặc biệt trong tiến trình ... |
Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là ... |
Việt Nam coi trọng việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người Việt Nam đặc biệt coi trọng và nghiêm túc thực hiện UPR, một cơ chế thành công của Hội đồng Nhân quyền do dựa trên ... |