Tư tưởng của nhân loại về quyền con người được hình thành từ bao giờ và phát triển như thế nào?
“Quyền con người” là gì? |
Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam |
Ảnh minh họa. |
Theo một số học giả, những tư tưởng về quyền con người đã xuất hiện từ thời tiền sử, thể hiện trong các luật lệ của chiến tranh. Tuy nhiên, ở trình độ phát triển của thời tiền sử, có lẽ con người mới chỉ có những ý niệm, chứ chưa thể có những tư tưởng (với ý nghĩa là những quan điểm hoặc hệ thống quan điểm rõ ràng về một sự vật, hiện tượng nhất định) về quyền con người. Bởi vậy, tư tưởng về quyền con người có thể chỉ được khởi thủy cùng với sự xuất hiện của những nền văn minh cổ đại.
Các nhà nghiên cứu thường trích dẫn những bộ luật cổ ban hành qua các thời kỳ ở nhiều quốc gia, khu vực khác nhau để phân tích sự phát triển của tư tưởng nhân quyền trong lịch sử nhân loại. Những bộ luật tiêu biểu hay được trích dẫn bao gồm Bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1780 TCN); Bộ luật của vua Cyrus Đại đế (khoảng năm 576 - 529 TCN); Bộ luật của vua Ashoka (Ashoka's Edicts, khoảng năm 272 - 231); Hiến pháp Medina (The Constitution of Medina, do nhà tiên tri Muhammad sáng lập vào năm 622); Đại Hiến chương Magna Carta (năm 1215); Bộ luật về quyền (năm 1689) của nước Anh, Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền (năm 1789) của nước Pháp; Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776) và Bộ luật về các quyền (1789) của nước Mỹ... Bộ luật Hồng Đức (Quốc Triều Hình Luật, 1470-1497) của Việt Nam cũng xứng đáng được xếp vào danh sách những bộ luật cổ tiêu biểu của thế giới khi nghiên cứu về quyền con người.
Bên cạnh đó, tư tưởng về quyền con người còn được phản ánh trong các học thuyết, ấn phẩm tôn giáo, chính trị và pháp lý của nhân loại từ xưa đến nay. Những tài liệu được cho là cổ xưa nhất xét về tư tưởng quyền con người của nhân loại bao gồm: Văn tuyển Nho giáo (Luận ngữ), Kinh Vệ Đà của đạo Hin-đu, Kinh Phật của đạo Phật, Kinh Thánh của đạo Thiên chúa, Kinh Kô-ran của đạo Hồi... Ở mức độ và từ những góc độ khác nhau, các tài liệu này đã phản ánh những quan điểm có tính hệ thống của nhân loại về nhân phẩm, tự do, bình đẳng, bác ái và việc bảo vệ những giá trị đó.
Các tư tưởng, lý thuyết hiện đại về nhân quyền đã được manh nha ở châu Âu ngay từ thời kỳ Trung cổ và phát triển một cách rực rỡ trong thời kỳ Phục hưng, với những học giả vĩ đại như Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704), Thomas Paine (1731-1809), Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831), John Stuart Mill (1806-1873), Henry David Thoreau (1817-1862)... Tác phẩm của những nhà tư tưởng này đã xác định nhiều vấn đề lý luận cơ bản về quyền tự nhiên và quyền pháp lý của con người mà vẫn còn có ý nghĩa quan trọng với việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, trước hết, tư tưởng của các tác giả này đã thúc đẩy sự ra đời của những văn bản pháp luật về quyền con người ở các nước châu Âu trong thời kỳ đó, bao gồm hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng được thông qua trong hai cuộc cách mạng ở Mỹ và Pháp vào những năm 1700 mà đã có ảnh hưởng rất to lớn đến quá trình pháp điển hóa các quyền con người không chỉ ở hai nước này mà còn trên toàn thế giới.
Từ đầu thế kỷ XIX, quyền con người dần nổi lên như một vấn đề ở tầm quốc tế và bắt đầu được đề cập trong pháp luật quốc tế, nhờ những nỗ lực của nhiều chủ thể, đặc biệt là các tổ chức như Hội Chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Hội Quốc liên và Tổ chức Lao động quốc tế. Tuy nhiên, chỉ với sự ra đời của Liên Hợp Quốc (1945), những tư tưởng về nhân quyền của nhân loại mới được thể chế hóa một cách mạnh mẽ, toàn diện và có tính hệ thống vào pháp luật và đời sống chính trị quốc tế. Cho đến thời điểm hiện nay, nhân quyền là khái niệm được đề cập, chấp nhận và cổ vũ một cách rộng khắp, thường xuyên và nồng nhiệt trong đời sống của nhân loại.
Quyền con người có những đặc trưng gì? Nhận thức chung cho rằng, quyền con người có những đặc trưng tính chất cơ bản sau đây: |
Quyền con người có nguồn gốc tự nhiên hay do pháp luật quy định? Quyền con người có nguồn gốc tự nhiên hay do pháp luật quy định? Về vấn đề này, có hai trường phái trái ngược nhau. ... |
Giá trị cao nhất của nhân quyền chính là bảo vệ sinh mạng của người dân Trước mối hiểm họa khôn lường của đại dịch COVID-19, Đảng, Nhà nước Việt Nam đang làm hết sức vì tất cả người dân. |