Thế giới có 114 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, quê hương
Kế hoạch giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu Cuộc khủng hoảng kinh tế cùng làn sóng bất ổn chính trị lan rộng ở châu Phi khiến số người di cư sang các nước Liên minh châu Âu (EU) gia tăng. Đây là thách thức lớn, cần một cách ứng phó chung của toàn khối. |
Di cư ảnh hưởng lớn đến nơi xuất cư lẫn nơi nhập cư Bên cạnh những lợi ích về kinh tế và thương mại, những tác động tiêu cực của xu hướng di cư quốc tế có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến xã hội ở phạm vị cả trong và ngoài nước. |
UNHCR vừa công bố báo cáo về tình hình người di cư, tị nạn trên khắp thế giới. Theo đó, số người phải rời bỏ nhà cửa, quê hương do chiến tranh, bạo lực trên toàn thế giới tính đến tháng 9/2023 đã vượt quá 114 triệu người.
Theo UNHCR, số người phải di cư trên toàn thế giới đã không ngừng tăng từ 108,4 triệu người vào cuối năm ngoái lên 114 triệu người hiện nay. Nguyên nhân chính xuất phát từ cuộc xung đột ở các nước; khủng hoảng nhân đạo kéo dài ở Afghanistan; hạn hán, lũ lụt…
Ông Filippo Grandi - Người đứng đầu UNHCR nhấn mạnh: "Trên phạm vi toàn cầu, có quá nhiều cuộc xung đột đang gia tăng hoặc leo thang, cướp đi nhiều sinh mạng vô tội và khiến người dân phải rời bỏ quê hương".
Việc cộng đồng quốc tế không thể giải quyết các cuộc xung đột hoặc ngăn chặn xung đột mới bùng phát càng khiến tình trạng rời bỏ nhà cửa gia tăng, đau khổ kéo dài. Ông Filippo Grandi kêu gọi sự hợp tác toàn cầu để chấm dứt bạo lực, tạo điều kiện cho những người phải di dời trở về quê hương và bắt đầu lại cuộc sống.
Báo cáo của UNHCR đã đưa ra tỷ lệ đáng báo động: Cứ 73 người thì có hơn 1 người bị buộc phải di dời ở bất kỳ đâu trên thế giới. Gần 1/3 số người di cư đến từ 3 quốc gia: Afghanistan, Syria và Ukraine.
Syria tiếp tục có số lượng người tị nạn cao nhất, với 6,5 triệu người trải rộng trên 130 quốc gia và số lượng người tị nạn trong nước cao thứ hai ở mức 6,7 triệu. Colombia có số lượng người di tản trong nước lớn nhất với 6,9 triệu người.
Các quốc gia tiếp nhận nhiều người tị nạn nhất là Iran và Thổ Nhĩ Kỳ với 3,4 triệu người mỗi nước. Đức là nước có thu nhập cao hiếm hoi tiếp nhận đến 2,5 triệu người tị nạn.
Tuy vậy, những ước tính trong báo cáo của UNHCR được đưa ra trước khi xung đột ở Dải Gaza. Theo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), số người phải di tản trong Gaza ước tính vào khoảng 1,4 triệu người.
Nhân viên UNHCR hỗ trợ người di cư ở châu Phi |
Điểm sáng trong báo cáo của UNHCR là khoảng 3,1 triệu người đã trở về nhà trong nửa đầu năm 2023, bao gồm 2,7 triệu người phải di dời trong nội bộ một quốc gia. Ngoài ra, hơn 404.000 người tị nạn được ghi nhận đã trở về nước, cao hơn gấp đôi năm 2022, bất chấp những điều kiện an toàn chưa được đảm bảo tại quê nhà.
Báo cáo của UNHCR được đưa ra trước thềm Diễn đàn về người tị nạn toàn cầu (GRF) lần thứ hai, sự kiện lớn nhất thế giới về người tị nạn và những người bị buộc phải di dời khác, tại Geneve (Thụy Sĩ) từ ngày 13 đến ngày 15/12 năm nay. Đại diện các chính phủ, người tị nạn, chính quyền địa phương, tổ chức quốc tế, xã hội dân sự và khu vực tư nhân sẽ tham gia diễn đàn này nhằm tăng cường phản ứng toàn cầu và tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng này.
Liên minh châu Âu đạt thỏa thuận về tiếp nhận người di cư Ngày 4/10, đặc phái viên của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt được sự nhất trí về hiệp ước tị nạn và di cư. |
Sáng kiến hợp tác về vấn đề di cư ở châu Phi Sáng kiến Chuỗi hội thảo Indaba Ngoại giao châu Phi (ADi) vừa được công bố với mục đích định hình việc quản lý vấn đề di cư và di cư lao động ở Lục địa Đen. |