Nội chiến vượt tầm kiểm soát, hơn một triệu người chạy trốn khỏi Sudan
Công dân mang hai quốc tịch Việt Nam và Australia được giải cứu thành công từ vùng chiến sự Sudan Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, với sự tận tâm, sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm cao trong công tác bảo hộ công dân, các Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập và Saudi Arabia đã giải cứu thành công và đưa về nước an toàn một công dân mang hai quốc tịch Việt Nam và Australia từ vùng chiến sự ở Sudan. |
Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường viện trợ nhân đạo cho trẻ em ở Sudan Các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 5/8 đã kêu gọi tăng cường tài trợ để giúp đỡ khoảng 14 triệu trẻ em ở Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã vượt qua mốc 100 ngày. |
Bạo lực leo thang
Nội chiến ở Sudan nổ ra vào ngày 15/4 do căng thẳng liên quan đến kế hoạch chuyển đổi sang chế độ dân sự, khiến người dân ở thủ đô Khartoum và các khu vực khác phải hứng chịu nhiều trận chiến và tấn công hàng ngày.
Xung đột xảy ra liên tục. |
Giao tranh tại Sudan giữa quân đội và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) đã tàn phá Thủ đô Khartoum và châm ngòi cho các cuộc tấn công ở Darfur, đe dọa đẩy Sudan vào một cuộc nội chiến kéo dài và gây bất ổn cho khu vực. Nội chiến gây ra làn sóng di cư ồ ạt của người tị nạn khỏi quốc gia này. Những người trốn thoát khỏi Sudan đã đến các quốc gia khác trong khu vực bao gồm Ai Cập, Libya, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan và Ethiopia.
Trong khi đó, theo số liệu mới nhất Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) công bố, số lượng người phải di tản trong nước ở Sudan ước tính lên tới 3,4 triệu người. Trong một tuyên bố chung, các cơ quan của Liên hợp quốc cho biết: "Không còn nhiều thời gian để nông dân trồng các loại cây sẽ nuôi sống họ và những người xung quanh. Nguồn cung cấp y tế đang khan hiếm. Tình hình tại Sudan đang vượt khỏi tầm kiểm soát.
Chúng tôi kêu gọi chấm dứt chiến sự ngay lập tức. Người dân Sudan cần hòa bình và tiếp cận bình đẳng với cứu trợ nhân đạo. Cộng đồng quốc tế phải đẩy mạnh ngay hôm nay, tham gia ở tất cả các cấp và hành động để đưa Sudan trở lại đúng hướng và chấm dứt chiến tranh".
Nhà cửa bị phá hủy do bom đạn |
Các cơ quan nhân đạo đã cảnh báo rằng, các lệnh ngừng bắn không ổn định và hành lang sơ tán không đầy đủ có nghĩa là thường dân có nhiều khả năng bị cuốn vào bạo lực.
Elizabeth Throssell - Phát ngôn viên của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) - cho biết: "Thi thể của nhiều người thiệt mạng chưa được thu thập, xác định danh tính hoặc chôn cất". Tuy nhiên, Liên hợp quốc ước tính rằng hơn 4.000 người đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến này.
Liên hợp quốc ước tính gần 25 triệu người Sudan, hơn một nửa là trẻ em, đang cần hỗ trợ nhân đạo. Tuy nhiên, Liên hợp quốc và các đối tác đến nay mới chỉ hỗ trợ được 3 triệu người trong số đó. Chương trình Lương thực thế giới đánh giá khoảng 6,3 triệu người Sudan đang tiến rất gần tới nạn đói.
Trong khi đó, rất khó khăn trong việc kiểm soát các đợt bùng phát bệnh sởi, sốt rét và sốt xuất huyết đang diễn ra. Khoảng 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi hiện đang bị suy dinh dưỡng mãn tính. Sởi và suy dinh dưỡng tương đương với bản án tử hình đối với trẻ em Sudan dưới 5 tuổi.
Các vụ tấn công tình dục gia tăng
Ngoài ra, Laila Baker - Giám đốc khu vực Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) - cho biết, tình hình cũng đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên. Hiện có 2,6 triệu phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi sinh sản cần hỗ trợ nhân đạo.
Báo cáo về các vụ tấn công tình dục đã tăng 50%, gây áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã cạn kiệt do không đủ viện trợ, thiếu điện và các bệnh viện bị hư hại do giao tranh. Sự gia tăng bạo lực trên cơ sở giới tương đương với tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.
Phụ nữ, trẻ em chạy loạn |
Khoảng 260.000 phụ nữ hiện đang mang thai và gần 100.000 người dự kiến sẽ sinh con trong 3 tháng tới. Nhưng nếu không có các dịch vụ quan trọng, bao gồm cả bệnh viện và sinh nở an toàn, tính mạng của họ, những đứa trẻ sắp trở thành thế hệ tương lai sẽ gặp rủi ro nghiêm trọng. OHCHR đã nhận được các báo cáo đáng tin cậy về khoảng 32 vụ bạo lực tình dục đối với 73 nạn nhân sống sót ngày 2/8.
Vào tháng 7, Liên hợp quốc cho biết, có tới 4,2 triệu phụ nữ và trẻ em gái hiện có nguy cơ bị bạo lực tình dục gia tăng do chiến tranh.
Một cuộc điều tra của báo Mỹ CNN trước đây đã trình bày chi tiết các trường hợp tấn công tình dục phổ biến do các nhà hoạt động Sudan cáo buộc, đặc biệt là ở vùng Darfur, nơi toàn bộ cộng đồng đã bị tàn phá và giết người có mục tiêu dựa trên sắc tộc. Thống đốc Darfur Mini Arko Minawi cho biết nạn diệt chủng diễn ra 2 thập kỷ trước đang quay trở lại khu vực này.
“Góc Việt Nam” tại Nam Sudan Không gian Việt Nam với hình ảnh của những thắng cảnh nổi tiếng, những nét văn hóa đặc trưng riêng có như: Hồ Gươm với Tháp Rùa, cầu Thê Húc, hoa sen, hoa đào, hoa mai, bánh chưng xanh... tại Bệnh viện dã chiến Việt Nam ở Nam Sudan đã giúp hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam trở nên gần gũi, thân thiết hơn với người dân châu Phi. |
Bệnh viện dã chiến Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động thiết thực dành tặng phụ nữ Nam Sudan Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 của Việt Nam tại Nam Sudan vừa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 với nhiều hoạt động mang niềm vui tới cho phụ nữ Nam Sudan chịu nhiều thiệt thòi vì nội chiến và đói nghèo… |