Sáng kiến hợp tác về vấn đề di cư ở châu Phi
Kế hoạch giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu Cuộc khủng hoảng kinh tế cùng làn sóng bất ổn chính trị lan rộng ở châu Phi khiến số người di cư sang các nước Liên minh châu Âu (EU) gia tăng. Đây là thách thức lớn, cần một cách ứng phó chung của toàn khối. |
Liên minh châu Âu đạt thỏa thuận về tiếp nhận người di cư Ngày 4/10, đặc phái viên của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt được sự nhất trí về hiệp ước tị nạn và di cư. |
Sáng kiến ADi do Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) phối hợp với Tổ chức di cư quốc tế (IOM), các nước châu Phi, cộng đồng kinh tế khu vực và các đối tác khác triển khai thực hiện. ADi là nền tảng tập hợp thành viên các đoàn ngoại giao, nghị sĩ và các nhà lãnh đạo để cùng thảo luận các chính sách nhằm định hình việc quản lý di cư và di cư lao động ở châu Phi.
ADi được ra mắt vào thời điểm vấn đề di cư đóng vai trò quan trọng trong các cuộc thảo luận về địa chính trị và kinh tế xã hội toàn cầu. Tất cả các đối tác tham gia đều cam kết duy trì ADi nhằm hài hòa các ý tưởng và ủng hộ di cư an toàn, có trật tự và nhân đạo trong tình đoàn kết và nhất trí cao.
Phó Chủ tịch Ủy ban AU Monique Nsanzabaganwa (áo vàng) công bố sáng kiến ADi
|
Phát biểu trong một cuộc họp tại trụ sở Liên minh châu Phi ở thủ đô Addis Ababa (Ethiopia) ngày 11/10, Phó Chủ tịch Ủy ban AU Monique Nsanzabaganwa khẳng định sáng kiến này sẽ giúp củng cố vị thế của châu Phi trong quản lý người di cư và di cư lao động. Bà Nsanzabaganwa nhấn mạnh, đối với một số cộng đồng nhất định, di cư đã phát triển thành một chiến lược sinh tồn quan trọng, tạo ra nhu cầu có tiếng nói thống nhất về vai trò trung tâm của nhân quyền trong quản lý di cư. Trong bối cảnh thế giới ngày nay bị phân cực sâu sắc bởi các cuộc tranh luận về vấn đề di cư, châu Phi ngày càng bị chia cắt do ảnh hưởng từ bên ngoài và những quan điểm khác nhau về quản lý di cư quốc tế.
“Sáng kiến ADi được khái niệm hóa cho việc định vị các nhóm nước châu Phi nằm trong các khu vực địa lý chiến lược trên toàn cầu. Những nhóm này có trách nhiệm đàm phán và thúc đẩy quan điểm chính sách của châu Phi liên quan đến chính sách di cư và lao động”, bà Nsanzabaganwa nói.
Tổng Giám đốc IOM Amy Pope thăm trẻ em ở trại tị nạn Nam Sudan
|
Còn Tổng Giám đốc IOM Amy Pope kêu gọi các giải pháp toàn diện và mang tính chiến lược hơn, các chính sách nhân đạo đối với người di cư. Bà Pope cho rằng: “Những con đường thông thường có thể giúp việc di cư trở nên an toàn hơn và giảm tình trạng di cư bất hợp pháp nguy hiểm, cải thiện khả năng xác định những người nhập cảnh, quá cảnh hoặc lưu trú trong một lãnh thổ, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và góp phần phát triển bền vững. Do đó, cần có các biện pháp bảo vệ pháp lý chống lại hành vi phi đạo đức và bóc lột”.
Trong khi đó, đại diện các bên đề cập đến chính sách hồi hương, tiếp nhận và tái hòa nhập của người di cư. Bên cạnh đó, các đại biểu nhấn mạnh việc bảo vệ những người di cư lao động hồi hương, đúc rút những bài học kinh nghiệm của các quốc gia thành viên AU về chính sách quản lý di cư.
Đối thoại ASEAN-EU hợp tác bảo vệ lao động di cư ở Đông Nam Á Đối thoại ASEAN-EU về di cư lao động an toàn và công bằng là diễn đàn để các quan chức chia sẻ kiến thức và quan điểm về các chiến lược hiệu quả nhằm hỗ trợ phúc lợi cho lao động di cư và gia đình họ. |
Liên hợp quốc quan ngại về dự luật di cư bất hợp pháp của Anh Các quan chức Liên hợp quốc lo ngại dự luật của Anh sẽ đặt ra tiền lệ về việc chối bỏ những trách nhiệm liên quan đến người tị nạn mà các quốc gia khác, kể cả những nước ở châu Âu, có thể làm theo. |