Thầy thuốc Nhật Bản đem ánh sáng cho trăm nghìn bệnh nhân nghèo
Cấp phát hơn 176 tấn gạo cho 6.750 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Từ ngày 13-14/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi tiến hành cấp phát hơn 176 tấn gạo cho 6.750 hộ nghèo, cận nghèo ở các huyện Mộ Đức, Bình Sơn, Lý Sơn, Sơn Tây, Minh Long, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi, với tổng trị giá hơn 3,3 tỷ đồng. |
Tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc và tặng quà cho nhân dân 4 bản biên giới huyện Anh Sơn (Nghệ An) Ngày 22/10, Đồn biên phòng Phúc Sơn phối hợp tổ chức chương trình khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho nhân dân 4 bản vùng biên giới Cao Vều (xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn). Đây là hoạt động nhắm giúp đỡ người dân biết chăm sóc sức khỏe để lao động sản xuất, nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh vùng biên giới. |
Nhật Bản, quê hương của thầy Tadashi Hattori, không có một ngày lễ nào dành cho những người làm nghề thầy giáo hay y bác sĩ, nhưng ở quê hương thứ hai thì có đến hai ngày đặc biệt trong năm dành cho ông: ngày Nhà giáo và ngày Thầy thuốc ở Việt Nam. Những dịp này đối với vị giáo sư giản dị, dễ gần, việc được sẻ chia cùng với những người bạn Việt Nam khiến niềm hạnh phúc làm thầy trở nên ý nghĩa hơn cả.
"Năm nào tôi ở Việt Nam vào hai ngày là ngày Nhà giáo và ngày Thầy thuốc ở Việt Nam, năm đó lại được chung vui cùng với các bác sĩ đồng nghiệp ở Bệnh viện Mắt Trung Ương. Tôi nhận được lời chúc mừng, được tặng hoa và lời cảm ơn của các đồng nghiệp và những học trò.", thầy Hattori chia sẻ.
Các bác sĩ bệnh viện mắt Huế theo dõi thầy Hattori (đeo kính) hướng dẫn cách khám bệnh cho bệnh nhân, ảnh chụp năm 2017 (Ảnh: Phan Thị Thanh Thanh cung cấp). |
Truyền nghề, truyền cảm hứng
Nhận thấy Việt Nam có nhiều bác sĩ nhãn khoa giỏi nhưng lại thiếu những người chuyên sâu về các bệnh đáy mặt, bác sĩ Hattori đã dùng chính chuyên môn và kinh nghiệm của mình về lĩnh vực điều trị các bệnh về đáy mắt, thủy tinh thể để truyền lại cho các học trò trong những lần công tác tại Việt Nam. Trên thế giới, bác sĩ Hattori đã được công nhận là một trong những bác sĩ có chuyên môn cao nhất trong lĩnh vực này, tuy nhiên ông không hề ngại ngần truyền nghề cho bất kỳ ai.
Người thầy miêu tả một cách hóm hỉnh: "Tôi không muốn chỉ có 1 bác sĩ Hattori mà muốn dạy nghề cho học trò để về sau sẽ có 2, có 4, có chục bác sĩ Hattori để chữa cho các bệnh nhân."
Cho đến nay, số học trò của bác sĩ Hattori đã lên đến hàng chục người ở khắp mọi miền Việt Nam. Riêng ở Bệnh viện Mắt Trung ương, nơi ông công tác nhiều năm với tư cách là bác sĩ cố vấn, con số bác sĩ có tay nghề cao giờ đã là 20.
Bằng cách hỗ trợ thầy Hattori (trái) trong các ca mổ nhân đạo, bác sĩ Việt Nam học hỏi nâng cao kỹ năng thực tế (Ảnh: Phan Thị Thanh Thanh cung cấp). |
Được thầy Hattori nhận làm học trò từ năm 2017, BS Hoàng Văn Chính (Quảng Ninh) cho biết, có một điều thầy dặn mà anh luôn ghi nhớ: Đó là phải coi bệnh nhân như cha mẹ, người thân để cứu lấy đôi mắt của họ.
Bác sĩ Chính chia sẻ: "Tôi học được rất nhiều từ người thầy nhân đạo, hàm giáo sư nhưng không phân biệt địa vị cao hay thấp, không nề hà bế bệnh nhân từ bàn mổ ra ngoài, hay tự tay nhặt rác sau khi ca mổ kết thúc."
Không chỉ riêng bác sĩ Chính mà nhiều học trò khác của thầy Hattori cũng thấm thía bài học về đạo đức làm nghề này. Họ khâm phục vị giáo sư ngay từ cách cư xử với những người xung quanh của ông, qua đó rút được ra bài học cho mình rằng người bác sĩ trước hết phải có tấm lòng hết mình vì bệnh nhân.
Theo lời thầy Hattori, những bác sĩ mắt ở Nhật Bản thường có thời gian đào tạo tối thiểu là 5 năm, nhưng do những khác biệt văn hoá, ngôn ngữ và thời gian, quá trình ông đào tạo cho bác sĩ Việt Nam tối thiểu phải mất đến 7 năm. Do đó, sự kiên nhẫn cũng là điều vô cùng quan trọng, học trò phải quan sát khi thầy mổ trong vòng một, hai năm đầu, phải chịu khó cộng thêm rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ.
Dù không trực tiếp tham gia, thầy Hattori vẫn quan tâm theo dõi ca mổ của học trò (Ảnh: Tadashi Hattori Facebook). |
Gần 60 tuổi, người thầy Nhật vui mừng khi thấy học trò đã vận dụng những điều ông chỉ dạy để áp dụng cho cơ sở chữa bệnh ở chính địa phương mình. Hơn thế nữa, chỉ cần một cuộc gọi, một tin nhắn, họ sẵn sàng thu xếp công việc, lên đường cùng thầy đi đến các địa phương khác để tham gia các ca mổ tình nguyện.
Ước mơ lớn của người thầy
Bác sĩ Hattori chỉ có một ước mơ là sẽ dạy cho các bác sĩ trẻ ở Việt Nam để làm sao họ có thể giỏi và từ chưa thể mổ được mà có thể thành học sinh "ưu tú", với trình độ điêu luyện quốc tế. (Ảnh: Yomiuri Shimbun/ANN) |
Bác sĩ Hattori có một ước mơ là dạy được nhiều bác sĩ trẻ và hỗ trợ được cho họ những thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho khám chữa bệnh, nhất là tại những địa phương còn khó khăn.
Trước khi có sự giúp đỡ của thầy Hattori, tại nhiều bệnh viện địa phương chưa có đủ khả năng để thực hiện các ca mổ đáy mắt, giờ đây tay nghề của bác sĩ phẫu thuật, thậm chí bác sĩ chuẩn đoán, đội ngũ y tá những cơ sở này đã vững. Khi đó thầy vẫn chưa dừng lại mà tiếp tục đứng ra xin tài trợ từ chính phủ Nhật Bản để mang thiết bị, máy móc hiện đại trao cho những nơi này, giúp cho các bác sĩ được tiếp cận phương pháp tiên tiến, và cứu được nhiều đôi mắt hơn.
Bác sĩ Phan Thị Thanh Thanh (Bệnh viện Mắt Huế) là người trực tiếp làm việc với thầy Hattori từ năm 2013. Bác sĩ cho biết trước đây có 10 ca mổ tình nguyện thì bác sĩ xem thầy mổ cả 10. Giờ đây, thầy trò mỗi người làm một nửa hoặc có lúc thầy chỉ giúp đỡ bên cạnh theo dõi bác sĩ Thanh thực hiện. Bác sĩ Thanh chia sẻ, thầy Hattori tận tình chỉ dạy từ những điều nhỏ nhất như cách đạt bệnh nhân nằm để soi mắt cho đến thủ thuật khó, cách xử lý trường hợp nặng hay cách sử dụng máy móc tân tiến phục vụ ca mổ.
"Mười năm trước thì Viện mắt Huế còn chưa thành lập khoa Mắt. Nhờ có sự dạy bảo, hỗ trợ của thầy mà khoa Mắt của Bệnh viện Mắt thành phố Huế mới có được ngày hôm nay.",
Bác sĩ Hattor tập huấn cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Mắt thành phố Huế khi khám hội chẩn bệnh nhân trước mổ, ảnh chụp năm 2022 (Ảnh: Hoài Sakura Facebook). |
Hành trình không mệt mỏi
Khi được hỏi về dự định cho tương lai, thầy Hattori chia sẻ ông và tổ chức Phòng chống mù loà châu Á (APBA) do ông sáng lập sẽ vẫn tiếp tục hành trình nhân đạo. Những chuyến đi trong tương lai không có gì thay đổi, thầy không còn trẻ khoẻ như trước nhưng vẫn không nề hà mệt mỏi lên đường đến với những người bệnh nhân nghèo, khó khăn, khao khát có đôi mắt sáng. Đội ngũ bác sĩ của APBA cũng như bác sĩ địa phương tiếp tục chung tay thực hiện sứ mệnh của người thầy thuốc.
Giữa những chuyến bay đi đi về về giữa hai đất nước, những chuyến xe chất đầy máy móc, thiết bị, thuốc men đem tặng, tổ chức của thầy Hattori và các học trò dù mệt mỏi nhưng không ngưng nghỉ vượt chặng đường dài để tiếp tục sứ mệnh nhân đạo, giúp các bệnh nhân nghèo có được đôi mắt sáng (Ảnh: Hoài Sakura Facebook). |
Sự thay đổi duy nhất là giờ bác sĩ Hattori không còn trực tiếp thường xuyên tác nghiệp mà lùi lại về sau, quan sát và cố vấn, thay vào đó phần việc chính sẽ do học trò của ông đảm nhiệm. Họ chính là những người giúp thầy Hattori thực hiện được nguyện vọng là khi ông dạy được 1 bác sĩ tốt, giỏi thì bác sĩ này sẽ dạy nhiều người bác sĩ khác. Như vậy sẽ giúp được cho nhiều bệnh nhân hơn, không chỉ cho họ đôi mắt lành mà cứu sống họ.
Mới đây, giáo sư, bác sĩ Hattori Tadashi đã trở thành một trong bốn người được nhận Giải thưởng Ramon Magsaysay 2022, thường được gọi là "Giải Nobel của châu Á" do Quỹ Rockefeller Brothers tài trợ. Giáo sư được vinh danh bởi những đóng góp của ông như tham gia phẫu thuật và điều trị cho khoảng 20.000 bệnh nhân có nguy cơ mù lòa tại Việt Nam kể từ năm 2002, hỗ trợ một số bệnh viện Việt Nam các trang thiết bị y tế về nhãn khoa, và những nghĩa cử nhân đạo đối với bệnh nhân nghèo tại Việt Nam. Trước đó, những hoạt động nhân đạo của bác sĩ Hattori đã được ghi nhận bằng kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" do Bộ Y tế trao tặng năm 2007, bằng khen của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản năm 2013 và Huy chương Hữu nghị cấp Nhà nước do Chính phủ Việt Nam trao tặng năm 2014. |