Thầy giáo Phoumphithath OUPASEUTH: Tôi hạnh phúc khi là giảng viên
Tú Anh 20/11/2021 07:00 | Bốn phương kết nghĩa
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 từ lâu đã trở thành một phần trong nét văn hóa tôn sư trọng đạo của Việt Nam. Với các thầy cô giáo nước ngoài, dịp này họ cũng nhận được những món quà tri ân, mà theo họ là rất bất ngờ và thú vị.
![]() |
Thầy giáo Phoumphithath OUPASEUTH hiện đang công tác tại Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Nam Á, trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. |
Thầy giáo Phoumphithath OUPASEUTH đến từ Lào, hiện là giảng viên tại Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Nam Á, trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có những trải nghiệm đặc biệt trong ngày Nhà giáo Việt Nam.
“Tôi sinh sống và học tập nhiều năm tại Việt Nam và cũng có dịp tham dự rất nhiều lần kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, đây là năm thứ 3 tôi được trải nghiệm trên cương vị là một thầy giáo, nhưng cảm xúc bồi hồi và xúc động trong tôi vẫn giống như lần đầu”, thầy Phoumphithath OUPASEUTH chia sẻ.
Thầy Phoumphithath OUPASEUTH cho biết, hằng năm, cứ mỗi khi ngày Hiến chương các nhà giáo sắp đến, tôi lại cảm thấy háo hức và mong chờ. Được tặng hoa, tặng thiệp và nghe lời cảm ơn từ sinh viên, phụ huynh về những công việc mình đã làm, đó là niềm động viên rất lớn.
“Ngày tri ân các thầy cô giáo ở Việt Nam là một ngày rất đặc biệt. Ở Việt Nam, nghề giáo được coi là nghề đáng trân quý nhất. Việc dạy học không phải là công việc dễ dàng, nhất là đối với một giáo viên người Lào như tôi khi khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa thực sự là một rào cản. Hơn nữa, trong một lớp có nhiều sinh viên, mỗi sinh viên lại có một nền tảng khác nhau nên giáo viên thật sự phải có cách dạy riêng đối với mỗi sinh viên. Được ghi nhận những đóng góp của mình vì sự nghiệp giáo dục, nhất là được đóng góp một phần nhỏ trong việc kết nối văn hóa, giáo dục giữa hai nước anh em Việt – Lào đối với tôi đó là một điều rất đáng trân trọng”, thầy Phoumphithath OUPASEUTH chia sẻ.
![]() |
Thầy Phoumphithath OUPASEUTH cùng các học viên biên phòng. |
Chia sẻ về cơ duyên trở thành giảng viên của Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Nam Á, trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, thầy Phoumphithath OUPASEUTH cho biết, trước đây thầy chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành giảng viên bởi khi sang Việt Nam mong ước của thầy trở thành một nhà đối ngoại chính trị kết nối tình hữu nghị hai nước Việt – Lào.
Trong quá trình học tập tại đất nước hình chữ S, sống trong môi trường yêu cầu nhiều kỹ năng mềm, thầy Phoumphithath OUPASEUTH đã thử sức với việc giảng dạy tiếng Lào tại các trung tâm. Ban đầu là để tiếp thu thêm kinh nghiệm, nhưng càng về sau, thầy Phoumphithath OUPASEUTH lại càng say mê công việc này.
"Tôi cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc khi trở thành giảng viên tại Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Nam Á, trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi cho tôi cơ hội được giảng dạy ngôn ngữ của quốc gia mình và giới thiệu nền văn hóa của đất nước Lào đến với các sinh viên tại ngôi trường này. Tôi sẽ cống hiến hết mình vì công việc và truyền lửa đam mê để các em sinh viên học tốt ngôn ngữ Lào. Tôi đã sinh sống ổn định ở Việt Nam nên tôi mong muốn theo đuổi nghề giáo tại đây lâu dài.
Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Đặc sắc đêm biểu diễn nghệ thuật phục vụ kiều bào tại Hungary

Bài viết mới
Thúc đẩy hợp tác Giáo dục đào tạo giữa tỉnh Điện Biên và tỉnh Phông Sa Lỳ (CHDCND Lào)

Voi con Bảo Ngọc - biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Đức

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.