Thành phố Hồ Chí Minh có thể tăng 10 lần nguy cơ ngập lụt đến 2050
Hạn hán, thiếu nước có nguy cơ lan rộng ra các tỉnh ven biển Trung Bộ |
Triều cường đạt đỉnh, nhiều nơi ở TP.HCM ngập sâu gần 1,7m |
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao (Ảnh: AFP) |
Theo Báo Tuổi trẻ đăng tin, hãng tư vấn của Viện McKinsey Global cung cấp hình ảnh thống kê lụt lội tại thành thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được tạo ra bằng cách phân tích các mô phỏng thủy văn, bản đồ sử dụng đất, cơ sở dữ liệu cơ sở hạ tầng và biểu đồ thiệt hại.
Nếu không nỗ lực ngăn chặn tác động của việc mực nước biển tăng cao do biến đổi khí hậu, đồng thời cải thiện quy hoạch đô thị, TP.HCM sẽ thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm cùng nhiều sự kiện thời tiết bất thường có thể ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn, Viện McKinsey Global kết luận.
TP.HCM được đánh giá là một đô thị phát triển nhanh chóng, vì thế mức tác động cũng dần tăng cao. Tình trạng ngập lụt tại thành phố hiện nay so với 30 năm trước sẽ gây thiệt hại về cơ sở hạt tầng nhiều gấp 20 lần và có nguy cơ tạo ra phản ứng dây chuyền gấp 20 lần.
Bản đồ thể hiện trận lụt lịch sử tại thành phố Hồ Chí Minh trong trường hợp xấu nhất là mực nước biển dâng 180 cm (Ảnh: Mckinsey Global Institite) |
Nhiều dự án lớn đang được triển khai bao gồm hệ thống tàu điện ngầm, các dự án năng lượng mới, xử lý nước thải, trung tâm dữ liệu và sân bay mới, sẽ là những tài sản đáng giá có thể đối mặt với thiệt hại.
Trong trường hợp xấu nhất là nước biển tăng tới mốc 180 cm cho đến cuối thế kỷ 21, 2/3 thành phố có nguy cơ đối mặt với trận ngập lịch sử.
Ngoài ra, hệ thống tàu điện có thể buộc phải ngưng hoạt động với đến 60% số trạm không sử dụng được. Tổn thất về bất động sản cũng sẽ lên đến 18 tỉ USD. Nguồn nước và điện sẽ bị cắt và TP.HCM có thể bị cô lập trong 1 tháng hoặc hơn.
Dù đưa ra viễn cảnh xấu nhất, trưởng nhóm nghiên cứu nói với Channel News Asia rằng báo cáo mới không nhằm đưa ra một lời cảnh báo.
"Mục đích của nghiên cứu này không phải đưa ra cảnh báo, mà cung cấp cho các bên liên quan hiểu biết về các nguy cơ cũng như tác động kinh tế - xã hội mà nó mang lại, từ đó đưa ra chương trình hành động để quản lý rủi ro.
TP.HCM vẫn còn ở giai đoạn đầu trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và có nhiều lựa chọn để tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng ấn tượng, đồng thời giảm tác động của khí hậu", bà Mekala Krishnan – chuyên gia cấp cao của Viện McKinsey Global đánh giá.
Hạn hán, thiếu nước có nguy cơ lan rộng ra các tỉnh ven biển Trung Bộ Nhận định về tình hình hạn hán và thiếu hụt nguồn nước ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, Trưởng phòng dự báo thuỷ ... |
Gần 2.000 bồn chứa nước hỗ trợ người dân miền Tây ứng phó hạn, mặn Thực hiện chương trình “Chung tay cùng các tỉnh miền tây vượt qua khó khăn do hạn mặn”, Công ty Cổ phần vàng bạc đá ... |
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần từ tháng 5 Ngày 2/5, theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết, hiện nay lưu vực sông Mê Công đang ở thời kỳ cuối mùa ... |