Tháng 5/2022: xuất khẩu thuỷ sản hạ nhiệt, nhưng vẫn đạt mức cao
Đông Phong 01/06/2022 20:42 | Sản phẩm dịch vụ
Theo VASEP, xuất khẩu thuỷ sản tháng 5/2022 chững lại một chút so với tháng 4 chủ yếu do xuất khẩu tôm. Trong tháng 5, xuất khẩu tôm đạt 416 triệu USD, tăng 19%, sau khi tăng nóng 47% trong tháng 4. Tính đến hết tháng 5, xuất khẩu tôm ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 38% và chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.
![]() |
Xuất khẩu thủy sản hạ nhiệt trong tháng 5 chủ yếu là do xuất khẩu tôm đã giảm - Ảnh minh họa. |
Về phía các doanh nghiệp, xuất khẩu tôm 4 tháng đầu năm nay tăng đột phá là do các doanh nghiệp có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ và tồn kho từ năm 2021, nhiều doanh nghiệp ký được hợp đồng từ cuối năm ngoái với mức giá cao trong bối cảnh COVID-19 căng thẳng, tình trạng lạm phát giá trên toàn cầu cũng tác động giá tôm tăng, sự trở lại của doanh nghiệp Việt Nam với các hội chợ thuỷ sản quốc tế tại Mỹ, EU…
Tuy nhiên, từ đầu tháng 5, thời tiết có chiều hướng bất lợi cho tôm nuôi, mưa đầu mùa sớm hơn mọi năm, ảnh hưởng đến sản lượng tôm, do vậy nguồn nguyên liệu tôm không được khả quan như 4 tháng đầu năm.
Do vậy, trong tháng 5 và dự báo trong những tháng tới, có khả năng nguyên liệu tôm sẽ thiếu hụt hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu tôm của một số thị trường nhập khẩu chính có xu hướng chững lại sau khi tăng mạnh từ cuối năm 2021 tới nay. Do vậy, xuất khẩu tôm quý II/2022 dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại so với quý I.
Xuất khẩu cá tra trong tháng 5 tăng 65%, đạt 245 triệu USD, cũng tăng trưởng thấp hơn so với tháng 4. Tuy nhiên, luỹ kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra vẫn giữ được tăng trưởng cao gần 90% đạt trên 1,2 tỷ USD. Năm nay, lạm phát giá thực phẩm và thuỷ sản cao kỷ lục trên thế giới là một lợi thế cho mặt hàng cá tra xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu cá tra sang các thị trường tăng mạnh, nhất là thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cá tra đang lo ngại khi xuất khẩu sang Trung Quốc vì quy định kiểm tra chặt dấu vết COVID-19 trên thuỷ sản nhập khẩu. Thực tế, đã có một số doanh nghiệp bị trả hàng về và bị tạm ngừng xuất khẩu sang thị trường này vì lý do COVID-19. Mặc dù một số thành phố lớn như Quảng Châu, Thượng Hải đã mở cửa trở lại, nhưng chính sách “Zero COVID” vẫn còn là trở ngại lớn với doanh nghiệp Việt Nam.
Xuất khẩu cá ngừ vẫn giữ được tăng trưởng cao 41% trong tháng 5/2022, đạt trên 93 triệu USD. Tính đến hết tháng 5/2022, xuất khẩu cá ngừ đạt 461 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác như mực, bạch tuộc, cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ, tuy vẫn tăng so với cùng kỳ nhưng mức tăng đều thấp hơn so với tháng 4.
VASEP nhận định, căng thẳng Nga - Ukraine chưa hạ nhiệt, vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế, trong đó có khai thác thuỷ sản, khiến nguyên liệu khan hiếm vì chi phí khai thác cao. Do vậy, nguồn nguyên liệu hải sản để chế biến xuất khẩu tiếp tục là bài toán khó với các doanh nghiệp hiện nay.

Truyền hình
Đáng chú ý
Khai mạc Diễn đàn công tác xã hội Á - Âu lần thứ 14

Bài viết mới
Cần Thơ: Xuất khẩu chính ngạch hơn 18 tấn sầu riêng Ri6 đầu tiên sang Trung Quốc

Myongji Hospital: Thương hiệu y tế hàng đầu Hàn Quốc sẽ có mặt tại Phú Quốc

Chuyên đề

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Ngày Valentine, còn gọi là Ngày lễ tình yêu hay là Ngày lễ tình nhân diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Ngày lễ này được đặt tên theo Thánh Valentinô, một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên - và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và bạn bè khác giới. Trước đây, ngày Valentine là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia.