Tháo gỡ khó khăn do COVID-19 để giữ chân doanh nghiệp FDI
Các biện pháp chống dịch đã khiến hoạt động đầu tư, hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam gặp không ít thách thức - Ảnh minh họa. |
Dịch COVID-19 đã và đang tiếp tục có những ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, khu vực đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do dịch COVID-19 là TP Hồ Chí Minh và 18 tỉnh, thành phố phía Nam, nơi chiếm hơn 70% tổng số vốn FDI vào Việt Nam. Khi khu vực này bị ảnh hưởng, nhà đầu tư nước ngoài lo lắng là đương nhiên.
Trong bối cảnh khó khăn như vậy nhưng số dự án FDI mới vào Việt Nam vẫn được duy trì, không sụt giảm đáng kể so với năm ngoái. Yếu tố chúng ta quan tâm không phải là số lượng mà là chất lượng. Cụ thể, chúng ta cần thu hút những dự án FDI lớn thuộc các lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, Big Data, thành phố thông minh, nghiên cứu phát triển…
Muốn thay đổi được chất lượng dự án FDI theo Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị, phải đổi mới cơ bản toàn bộ hoạt động, từ xúc tiến đầu tư, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao. Ngoài ra, cần đa phương hóa, đa dạng hóa đối tác, hình thức đầu tư, đan xen lợi ích trong hợp tác đầu tư nước ngoài, kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững.
Về bản chất doanh nghiệp FDI luôn đặt lợi ích, lợi nhuận lên hàng đầu, nên họ không thể chờ đợi được. Chúng ta vừa phải chống dịch quyết liệt, vừa phải cho họ có niềm tin để mở rộng, giữ dòng vốn. Kinh tế Việt Nam nhìn về trung và dài hạn vẫn được đánh giá khá hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, và trên thực tế đã chứng minh điều ấy. Việc tạm chuyển đơn hàng sang các nước khác, trước mắt do chúng ta gặp phải khó khăn do dịch COVID-19 gây ra.
Nghiên cứu mở cửa nền kinh tế để giữ chân nhà đầu tư - Ảnh minh họa. |
Trao đổi với báo chí Thạc sĩ Trần Trọng Triết, công tác tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang cho biết, hiện có một số vấn đề cơ bản Việt Nam đang cố gắng làm và phải làm được để giữ chân nhà đầu tư ngoại, dòng vốn ngoại.
Một là, Chính phủ nên cho doanh nghiệp, doanh nhân nước ngoài thấy rõ các kế hoạch chống dịch, biện pháp từng giai đoạn. Bởi việc nhìn được kế hoạch chống dịch của Chính phủ sẽ hỗ trợ rất tốt về kế hoạch của doanh nghiệp. Hiện các chuỗi sản xuất đứt gãy đang ở trên bình diện thế giới, khu vực và rõ nhất đối với các nền sản xuất mở cửa. Vì vậy, lộ trình kế hoạch cần được đưa ra để cộng đồng hiểu được việc họ quay trở lại với sản xuất bình thường.
Hai là, bên cạnh cam kết hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam cần tăng tốc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tái cấu trúc nền kinh tế, không thể vì dịch bệnh để trì hoãn cải cách kinh tế. Ba là, dịch Covid-19 có quy mô tính chất toàn cầu trong bối cảnh thế giới ngày càng bất định. Vì vậy, Chính phủ, bộ, ban ngành và địa phương luôn phải chia sẻ, lắng nghe doanh nghiệp để giải quyết kịp thời những vướng mắc, phát sinh. Đây là yếu tố giúp Việt Nam giữ được việc làm, giải quyết khó khăn sau dịch.
Mở cửa để tái khởi động nền kinh tế, kinh doanh an toàn, sống chung với Covid-19 là giải pháp không thể nào khác được. Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc hộ chiếu vaccine cho phép người dân sau khi đã được tiêm đủ 2 mũi nhưng vẫn bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh có thể được tự do di chuyển.
Đồng thời cho phép các doanh nghiệp được mở lại sản xuất - kinh doanh theo cẩm nang hướng dẫn về kinh doanh an toàn do Bộ Y tế phê duyệt. Điều đặc biệt quan trọng hiện nay là các quy định phòng, chống dịch phải bảo đảm thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tránh mỗi nơi làm một kiểu.
FDI là nguồn vốn rất quan trọng của nền kinh tế, là động lực góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và phát triển. Tìm các biện pháp để đẩy mạnh thu hút FDI là đòi hỏi cấp bách trong điều kiện các chuỗi cung ứng toàn cầu đang có những chuyển động tái cấu trúc và phát triển trong điều kiện phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công để cải thiện các kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư và thực hiện các dự án FDI.
Các cơ quan chức năng cần tích cực, chủ động trong việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại, giảm thiểu tới mức tối đa các thủ tục hành chính, thời gian và chi phí tiếp cận, chi phí thực thi các quy định pháp lý và luật pháp, tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trên cơ sở phát triển công nghệ số, cần đa dạng hóa, tích cực, chủ động, linh hoạt trong việc xúc tiến đầu tư nước ngoài một cách có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo yêu cầu lựa chọn, đổi mới hình thức và nội dung thu hút FDI, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn bình thường mới.
Đánh giá cao nỗ lực của Chính Phủ, doanh nghiệp FDI của Nhật Bản tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam Nhờ những chính sách phòng chống dịch COVID-19 có hiệu quả của Chính phủ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vẫn có thể phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp này cam kết sẽ mở rộng đầu tư trong thời gian tới. |
Đồng Nai: Người lao động được tiêm vaccine COVID-19, doanh nghiệp FDI vững tâm sản xuất Tại Đồng Nai, hầu hết người lao động trong các doanh nghiệp FDI đều đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Đây là giải pháp cần được ưu tiên, cực kỳ cần thiết để các doanh nghiệp FDI yên tâm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. |
Vượt qua khó khăn do dịch COVID-19, doanh nghiệp FDI của Mỹ đánh giá cao sự đồng hành của Chính phủ Việt Nam Theo đại diện các tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Mỹ cho biết đã gần như vượt qua thời điểm khó khăn nhất, đồng thời đánh giá cao sự nỗ lực giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam. Cùng với đó, đại diện các doanh nghiệp FDI này vẫn cho rằng Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong hiện tại và tương lai. |