Tết Trung thu 2019 ở các quốc gia châu Á
5 địa điểm chơi Trung thu 2019 ở TP.HCM lý tưởng nhất 6 địa điểm chơi Trung thu 2019 ở Hà Nội thú vị nhất Phố Phùng Hưng - điểm chụp ảnh Trung thu đẹp lung linh cho giới trẻ |
Việt Nam
Tết Trung thu 2019 đang đến rất gần với không khí rộn ràng tươi vui trên khắp các nẻo đường. Ở Việt Nam, ngày Tết Trung thu là ngày lễ lớn mang ý nghĩa đoàn viên và sum họp. Từ đầu tháng 8 âm lịch, các con phố được trang trí lung linh với đèn lồng và đèn ông sao nhằm phục vụ nhu cầu thăm quan và chụp ảnh của người dân, khách du lịch. (Ảnh:@__d.i.m__) |
Không đơn thuần là ngày lễ của trẻ con, Tết Trung thu ở Việt Nam còn là dịp để những bạn trẻ tụ tập cùng nhau và chụp ảnh check-in. Phố Hàng Mã ở Hà Nội là con phố đón lượng lớn khách đổ về thăm quan dịp trung thu. (Ảnh: @camtu.tr) |
Các cửa hàng bày bán nhiều mặt hàng phục vụ trung thu, từ đồ trang trí đến các loại đồ chơi truyền thống và hiện đại. (Ảnh:@pigciu_03) |
Mùa Trung thu cũng gắn liền với hình ảnh màu sắc vui nhộn, tông chủ đạo là tông màu đỏ mang ý nghĩa may mắn. (Ảnh: @___panhhh) |
Trước khi diễn ra lễ hội, nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức. Vào đúng ngày rằm trung thu, mọi người sẽ cùng nhau rước đèn, xem múa lân, ngắm trăng và phá cỗ. (Ảnh: @trg.hoangg) |
Hàn Quốc
Tết Trung thu ở Hàn Quốc có tên gọi là Chuseok. Vào ngày lễ truyền thống này, người dân Hàn Quốc được nghỉ 3 ngày từ 14 đến 16/8 âm lịch để về quê thăm gia đình và viếng mộ tổ tiên. |
Loại bánh truyền thống được ăn vào dịp Trung thu ở Hàn Quốc là bánh Songpyeon - bánh làm từ bột gạo và có hình trăng khuyết. Ngoài ra mâm cỗ trung thu còn có thịt viên áp chảo, bánh đậu xanh và rượu gạo. Loại trái cây không thể thiếu vào ngày rằm trung thu là quả hồng. |
Xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội Chuseok bạn còn có thể cùng người dân trên xứ sở Kim chi tham gia các trò chơi khác nhau như múa Ganggangsullae; Juldarigi; đấu vật và nhiều trò chơi khác. |
Trung Quốc
Trung thu hay ngày hội trăng rằm là dịp lễ lớn thứ 2 trong năm của Trung Quốc, sau Tết Nguyên Đán. Tết Trung thu bắt nguồn từ thời nhà Chu (1046 - 256 TCN), khi người dân nhận ra chu kỳ của mặt trăng có ảnh hưởng với vụ mùa và bắt đầu tổ chức lễ hiến tế vào ngày trăng tròn tháng 8 Âm lịch. |
Vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên bữa cơm đoàn tụ và thưởng thức bánh Trung thu. Ngoài ra còn có những hoạt động quy mô lớn như thả đèn hoa đăng, tạo nên khung cảnh đẹp rực rỡ và huyền ảo. |
Nhiều địa phương tổ chức lễ hội rước đèn lồng, múa lân và múa sư tử chào mừng Tết Trung thu. |
Ngoài ra các hoạt động ca múa nhạc cũng được tổ chức và thu hút lượng lớn người xem. |
Nhật Bản
Ở xứ sở hoa anh đào, Tết Trung thu được gọi là Tsukimi hoặc O-tsukimi. Một buổi lễ trang trọng sẽ được tổ chức vào đêm trăng tròn Jugoya (15/8 âm lịch). Người Nhật sẽ trang trí susuki (cỏ lau), cùng ăn bánh gạo tsukimi dango, uống trà hoặc saké và ngắm trăng. Ngoài ra, hạt dẻ, mì kiều mạch, khoai môn và bí ngô cũng là những món ăn thường có trong ngày Trung thu. |
Theo quan niệm của người Nhật, trên mặt trăng không có chị Hằng Nga, chú Cuội như Việt Nam mà chỉ có thỏ ngọc sống trên đó. Họ cho rằng vào ngày này, thỏ ngọc trên mặt trăng thường giã bánh Tsuki-Dango. Tuy Otsukimi có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nó khi đến Nhật Bản nó đã có một lịch sử riêng, văn hóa riêng, tách ra thành một lễ hội truyền thống riêng mang đậm nét văn hóa và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa, con người Nhật Bản. |
Singapore
Tết Trung thu tại Singapore cũng mang màu sắc tương đồng với nét truyền thống tại Trung Quốc. Hoạt động phổ biến nhất vào ngày rằm trung thu ở đảo quốc sư tử là rước đèn lồng. Vài tuần trước khi lễ hội bắt đầu, những chiếc đèn nhiều hình thù sặc sỡ sẽ xuất hiện tại nhiều nơi trên hòn đảo. Bánh trung thu ở Singapore có hương vị khác biệt với bánh tại Trung Quốc, phổ biến nhất là bánh nhân sầu riêng |
Giống như nhiều nước châu Á, Singapore cũng tổ chức Tết Trung thu rất hoành tráng. |
Bánh trung thu của Singapore nổi tiếng đẹp mắt, cầu kỳ. |
Malaysia
Tết Trung thu ở Malaysia cũng giống như ở Trung Quốc. Hoạt động truyền thống quan trọng nhất vào ngày lễ là sum họp gia đình, treo đèn lồng và ăn bánh trung thu. Thủ đô Kuala Lumpur và các thành phố tập trung nhiều người gốc Hoa như Penang, Ipoh... là nơi tổ chức Trung thu lớn nhất. |
Thái Lan
Người Thái có truyền thuyết về 8 vị thần bay lên cung trăng, mang theo những trái đào mừng sinh nhật Quan Âm bồ tát vào ngày rằm trung thu. Theo truyền thống, Tết Trung thu đến là dịp để mọi người trở về nhà, quây quần bên nhau, cùng thưởng thức bưởi và bánh nhân sầu riêng. Trước lễ hội, các thành phố sẽ được trang trí rực rỡ. Trang và Hat Yai là hai thành phố tập trung nhiều người Thái gốc Hoa, nên lễ hội Trung thu rất đông vui. |
Xem thêm:
5 địa điểm chơi Trung thu 2019 ở TP.HCM lý tưởng nhất Tết Trung thu 2019 ở TP HCM có nhiều hoạt động hấp dẫn và thú vị. Mời tham khảo 5 địa điểm chơi Trung thu ... |
6 địa điểm chơi Trung thu 2019 ở Hà Nội thú vị nhất Tết Trung thu 2019 đang đến rất gần, nếu bạn có ý định đi chơi cùng gia đình và bạn bè, đừng bỏ qua những ... |
Phố Phùng Hưng - điểm chụp ảnh Trung thu đẹp lung linh cho giới trẻ Nếu bạn đang phân vân chưa biết chụp ảnh Trung thu ở đâu đẹp, mời đến ngay phố Phùng Hưng (Hà Nội) để có những ... |
Phố Hàng Mã mùa Trung thu: Cấm chụp ảnh, nếu chụp trả phí 50 nghìn Phố Hàng Mã, Hà Nội được gọi là "phố Trung thu" bởi nơi đây bày bán nhiều loại đèn lồng, đồ chơi dịp rằm tháng ... |
Ảnh quý về Tết Trung thu xưa ở Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20 Tết Trung thu xưa ở Hà Nội được gợi lại trong loạt ảnh quý về những cửa hiệu bán đồ chơi trung thu những năm ... |