Tết 2024: Mâm cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất theo phong tục người miền Bắc
Mâm cúng ông công ông Táo đầy đủ theo phong tục của người miền Bắc
Tết 2024: Mâm cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất theo phong tục người miền Bắc (Hình ảnh minh họa) |
Một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo miền Bắc đầy đủ thường có:
1 con gà luộc ớt tỉa hoa hoặc buộc chéo cánh.
1 đĩa thịt lợn hoặc chân giò luộc.
1 đĩa giò lợn.
1 cái bánh chưng hoặc xôi vò.
1 đĩa rau xào thập cẩm.
1 bát canh măng hầm chân giò lợn.
1 đĩa chè.
1 lọ hoa cúc kim cương.
1 quả cau, lá trầu.
1 đĩa hoa quả (có từ 3 - 5 loại quả).
1 đĩa muối, 1 đĩa gạo.
1 bình trà sen.
1 chai rượu nếp.
1 lọ hoa đào.
Cá chép vì theo quan niệm, cá chép là phương tiện để ông Táo lên trời. Sau khi cúng xong người dân sẽ mang ra sông, suối phóng sinh.
Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ cúng ông Công ông Táo
Nguồn gốc
Không ai biết chính xác tục cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó tồn tại từ rất lâu, được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận ngày nay, đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.
Theo truyền thuyết, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, trong khi ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núp. Cả 2 vị thần này được coi là những nhân chứng đáng tin cậy, ghi chép mọi việc làm Thiện - Ác của con người. Mỗi năm, vào ngày 23 tháng Chạp, họ trở về Thiên đình để báo cáo về tất cả những việc tốt và xấu của con người, để Thiên đình định đoạt công, tội.
Người Việt tin rằng việc cúng ông Công, ông Táo không chỉ là để xin phước đức mà còn để đảm bảo công bằng, để nhận ra những việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Trong tâm niệm của họ, ông Công, ông Táo là những vị thần đích thực, làm nên sự công bằng, phân phối phúc đức cho gia đình.
Ý nghĩa
Theo quan niệm của người Việt, Táo quân không chỉ là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ mà còn là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.
Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.
Đặc biệt trong mâm cơm cúng, người Việt thường chuẩn bị thêm cá chép (khoảng 2-3 con) đựng trong chậu nước. Sau khi cúng trong, người dân sẽ đem thả phóng sinh ở sông, hồ. Việc chuẩn bị cá chép mang ý nghĩa chuẩn bị phương tiện để ông Táo cưỡi về trời.
Ngoài ra, còn có ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.