Tây Nguyên rộn ràng mùa tưới cà phê
Đầu xuân ở chùa làng Đây còn là không gian để người dân mặc đồ đẹp chụp ảnh lưu niệm trong năm mới, mà còn là nơi người dân cả Kinh lẫn Thượng hòa chung nhịp sống để cùng vươn lên mỗi ngày. |
Gia Lai: Dỡ bỏ giãn cách xã hội tại nhiều huyện thị, học sinh đi học lại từ 1/3 Sau 14 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19, tỉnh Gia Lai quyết định dỡ bỏ giãn cách 3 huyện và một thị xã trên địa bàn. |
Tây Nguyên đang vào vụ tưới cà phê đợt 2 sau Tết. |
“Xình xịch, xình xịch…” những tiếng máy nổ vang lên đều đặn và giòn giã khuấy động cả không gian. Bầu trời cao nguyên trong văn vắt không một gợn mây, cái nắng phủ xuống khiến bazan càng thê, rực đỏ. Cao Nguyên mùa này đang là cao điểm vụ tưới cà phê nước hai. Trước tết Nguyên Đán khoảng một tháng thì bà con nông dân đã kéo máy ra tưới đợt một.
Máy nổ, máy công nông, ống nước loại lớn là dụng cụ bắt buộc để tưới cà phê. |
Ở Cao Nguyên đất đỏ này, sau những ngày vui Xuân, từ mùng 4 Tết, nông dân các vùng chuyên canh cây cà phê đã nhộn nhịp lên rẫy để bắt đầu mùa tưới cà phê. Tưới nước có tác dụng duy trì sinh trưởng của cây, đồng thời là điều kiện đặc biệt để cây ra hoa trong mùa khô. Đôi mắt thâm quần vì mất ngủ nhiều ngày, nhưng ông Nguyễn Bái (Tổ dân phố 7, Thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, Gia Lai) vẫn đang cố gượng cầm vòi để tưới cà phê và những cây tiêu cuối cùng.
Sau gần 10 ngày tưới ròng rã cả ngày và đêm, hơn 1,2 ha cà phê của ông đã đủ nước để bung hoa. Xung quanh vườn cà phê của ông, hàng chục hộ gia đình khác cũng vẫn đang cấp tập tưới cà phê đúng vụ.
Nhiều khu vực có mương thủy lợi, rất tiện cho việc lấy nước tưới. |
Với người trồng cà phê, mùa tưới rất quan trọng, quyết định lớn đến năng suất, sản lượng cà phê. Nhiều năm nay, mùa tưới trùng vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Mùng 2, mùng 3 bà con hối hả giục nhau đi tưới. Thường mỗi vụ cà phê người dân tưới khoảng 3 đợt, năm nào hạn nhiều thì phải tưới đợt 4.
Trong những rẫy cà phê mùa tưới nước, không khó để bắt gặp những đường ống nước dài vài trăm mét. |
Hết nhà này tới nhà khác, hết vườn cà phê này tới vườn cà phê khác, người người gọi nhau kéo ống, nhà nhà gọi nhau hỏi mực nước. Trên những mép hồ, nườm nượp người mang ống nước ra đặt sẵn để chờ thời điểm tưới thích hợp. Để tránh sót gốc cà phê, khi tưới ban đêm cần có từ 2-3 người hỗ trợ nhau kéo ống. Những đoạn ống dài 50m được nối với nhau bằng những tổ hợp kim loại, mà người dân gọi là cút ống. Những đoạn ống khi tưới nước căng đầy rất nặng, cần huy động nhân lực để kéo theo đúng phương pháp, nếu không bị gãy ống, làm máy bị hư hỏng, thời gian sửa rất lâu và còn khiến việc tưới nước bị sót cây.
Người trồng cà phê ở Tây Nguyên phải túc trực để tưới cà phê. |
Tưới ban đêm nước sẽ nhiều hơn, điện mạnh hơn lúc đó tưới sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên cũng hay bị sót cây nếu tưới không quen. Bên cạnh đó nếu tưới đêm là cả nhà phải ra canh ống, canh máy nữa, nhưng cũng phải canh mà tưới chứ không cà phê sẽ chết.
Nỗi vất vả trong mùa tưới cà phê của người nông dân. |
Nhiều khu vực đã lắp đặt hệ thống tưới tự động, công việc bơm tưới nước nhẹ nhàng hơn, giúp nông dân tiết kiệm cả thời gian và nhân công tưới, nhưng giá thành khá cao và phải phụ thuộc vào nguồn nước nên không phải ai cũng có thể đáp ứng được. Tuỳ theo nguồn nước mỗi khu vực người nông dân chọn cho mình cách tưới phù hợp. Nguồn nước càng sâu, chi phí tưới càng cao. Nếu có mạng lưới điện 3 pha, chi phí rẻ bằng 1/3(tính bình quân tuỳ điều kiện nguồn nước và phương tiện sử dụng) so với sử động cơ diesel. Nhưng đầu tư mạng lưới điện ban đầu cao, nhiều người phải so đo vì máy móc thiết bị đã có sẵn. Thế nên, người trồng cà phê ở Cao nguyên vẫn đều đặn tưới cà theo phương thức truyền thống.
Những chiếc giếng đào sâu 30-40m để có nước tưới cà phê. |
Nông dân trồng cà phê đang hối hả bước vào mùa tưới. Hàng chục hộ dân tấp nập ghé chợ để mua thêm phân bón, dầu diesel, thực phẩm... dự trữ, chuẩn bị cho mùa tưới cà phê đầu mùa khô năm nay. Vì rẫy cách xa nhà nên nhiều người tưới cà phê phải ở lại chòi rẫy cả chục ngày cho một đợt tưới. Có những gia đình có diện tích cà phê lớn, xa nguồn nước phải ở luôn trong rẫy từ một tuần đến nửa tháng mỗi đợt tưới cà phê.
Ông Thế tra cùm vào ống, công việc khá nặng nhọc. |
Họ phải chuẩn bị rất chu đáo đầy đủ máy móc dụng cụ vài ngày trước khi lên rẫy. Họ ở lại vườn cho đến khi tưới xong đợt mới về. Sáng sớm mai khi bầu trời còn đang dày đặc sương mù, các loại xe cày kéo moóc chất đầy nhóc dầu tưới, phân bón, ống tưới…vội vã khởi hành. Nhiều xe phải kéo theo cả hệ thống giàn máy tưới dài ngoằng. Mùa này, ở khắp các vùng trồng cà phê ở Cao Nguyên, tiếng rào rào của nước tuôn xuống gốc cà phê, nảy lên những hạt nước nhỏ li ti ánh lên sắc cầu vồng trong nắng. Người nông dân quen nhìn vẻ đẹp của những bông hoa nước ấy như thế. Có những hoa nước ấy, thì hoa cà phê mới nở được. Những bông hoa nước và hoa cà phê trộn hòa cùng nhau, tạo nên một bức tranh miền cao nguyên bình dị mang đậm sắc của núi rừng.
Nhìn chung năm nay, lượng nước phục vụ bà con đầy đủ, không thiếu như mọi năm. Chính vì vậy, dù đang vào những ngày cuối năm nhưng bà con vẫn cố gắng trực để tưới đầy đủ nước với hy vọng năm sau cà phê năng suất cao hơn.
Hoa cà phê bung nở, báo hiệu một vụ mùa bội thu. |
Những năm qua cà phê không tăng giá, nhưng người trồng không vì vậy mà buông xuôi, bởi đây là cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu chính của các hộ gia đình ở Tây Nguyên. Thời gian này, họ dành rất nhiều công sức, tâm huyết tưới tắm cho các vườn cà phê với hy vọng về một vụ mới bội thu, tăng giá.
Thương tiếng cồng chiêng Nền “Văn Minh Thảo Mộc” ở Tây Nguyên do đại ngàn sinh ra. Giờ, ở kỷ nguyên này, bỗng không gian văn hóa - xã hội đó như một báu vật hồi ức bởi do loài người khắp địa cầu này được khoác tấm áo “hiện đại” với mục tiêu hàng đầu là công nghiệp- đô thị - vật chất đã quá cách xa thiên tính thiện lành vốn là căn bản của giống loài. Dư vang kia hình như đang vật vờ đâu đó trên miền Thượng… |
Mùa hái cà ở vùng gió chướng Mùa gió chướng bắt đầu, và cũng là vào vụ màu thu hoạch rộ cà phê ở Tây Nguyên, những người lao động nghèo từ khắp các địa phương lại nô nức rủ nhau về đây để kiếm thêm thu nhập cho những ngày Tết sắp tới. |
Thủ tướng cấp 670 tỷ đồng cho 9 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên khắc phục hậu quả bão, lũ Thủ tướng yêu cầu các tỉnh ưu tiên thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ dân sinh, di dân khẩn cấp, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại... |