Mùa hái cà ở vùng gió chướng
Kiên Giang, Phú Yên, Kon Tum điều động, bổ nhiệm lãnh đạo mới HĐND tỉnh Kon Tum vừa bầu bổ sung 2 Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021. Trong khi đó, tỉnh Phú Yên cũng điều động, ... |
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự, lãnh đạo mới Vĩnh Phúc, Kon Tum, Sơn La Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký các quyết định phê chuẩn nhân sự 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Kon Tum, Sơn La. |
Vào mùa hái cà phê ở Tây Nguyên. |
Những ngày này, tại các bến xe ở Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk lại nhộn nhịp hẳn lên bởi lượng lao động từ khắp nơi đổ về, mà phần đông là người dân ở miền Trung kéo nhau lên. Những chuyến xe nườm nượp chở theo từng đoàn người đi tìm việc, mà chủ yếu là đi hái thuê cà phê. Họ phải nhanh chân, bởi vụ mùa thu hoạch chỉ kéo dài khoảng hơn một tháng. Và ở đó những câu chuyện làm thuê đầy cảm động lẫn tình người được bộc bạch một cách tự nhiên nhất.
Những người hái cà phê thuê nhiều năm trở lại đây đã gia tăng số lượng đáng kể, mặc dù chưa có một sự thống kê đầy đủ về lượng lao động thời vụ đổ lên Tây nguyên mùa này, nhưng vì tính chất công việc không yêu cầu quá cao nên những người đi hái lần đầu chỉ cần nhìn những người đã từng đi hái cà phê chỉ dẫn một, hai lần là có thể làm được. Chính vì thế lượng nhân công đổ về đây làm việc rất lớn, gia tăng theo hằng năm.
Do thiếu lao động thu hoạch nên giá thuê nhân công đã tăng cao. |
Mức giá thuê hái cà phê tại Kon Tum hay Gia Lai dao động từ 900-950 nghìn đồng/tấn cà phê. Tuy nhiên, hiện tại lượng nhân công vẫn khan hiếm nên nhiều người trồng cà phê đang rất lo lắng. Hiện, mức giá thuê hái cà phê tại một số nơi ở Kon Tum dao động từ 900-950 nghìn đồng/tấn cà phê. Đây là mức giá cao. Vì ít nhân công nên người làm thuê đòi hỏi chủ nhà thêm dịch vụ khác như hỗ trợ chi phí đi lại, wifi…. Ngoài ra, trước khi nhận làm, người thuê sẽ kiểm tra vườn cây, có dễ hái, dễ kéo bạt và vườn cây phải năng suất cao, hái sẽ hiệu quả người lao động mới nhận. Càng về thời gian cao điểm thu hoạch thì giá nhân công càng cao. Đầu vụ có 750.000 đồng/tấn, nhưng sao đó tăng dần lên, có khi nhân công ép lên 1,000.000 đồng/tấn.
Năm nay, thời tiết thất thường, giá cà-phê xuống thấp, giao động từ 32.000-36.000 đồng/kg cà phê khô, nhiều vườn cà-phê mất mùa, sâu bệnh phát triển mạnh, nhiều vườn cà-phê đã già cỗi… Cùng với đó, ảnh hưởng của mưa lũ miền trung trong những tháng qua khiến nhiều người chưa thể lên Tây nguyên thời điểm này để nhận việc hái cà phê, do thiếu lao động thu hoạch nên giá thuê nhân công đã tăng cao.
Những chủ vườn và người hái cà phê thuê chỉ có sự thoản thuận miệng với nhau, nếu hai bên đáp ứng được yêu cầu của nhau thì làm việc. |
Một chủ vườn cà phê ở Ea H’leo (Đắk Lắk) cho biết, người hái cà phê thuê phải hái đạt sản lượng là từ một tạ rưỡi đến hai tạ một ngày. Không chỉ hái nhanh và sạch quả trên cành, tránh rơi vãi mà còn hạn chế tối đa việc tuốt nhiều lá xanh hoặc làm gãy cành để cây cà phê không bị kiệt sức ở mùa sau dẫn tới thất thu. Thông thường thì những chủ vườn và người hái cà phê thuê chỉ có sự thoản thuận miệng với nhau, nếu hai bên đáp ứng được yêu cầu của nhau thì làm việc. Khi chủ vườn và người lao động đã tin tưởng nhau thực hiện đúng những điều đã thỏa thuận và có một tình cảm nhất định, thì cứ vào vụ thu hoạch cà phê khi chủ vườn điện thoại là người lao động thu xếp công việc gia đình để đi làm.
Chị Phan Thị Thu (quê Quảng Nam) cùng nhóm người cùng quê vào xã Đăk Mar (huyện Đăk Hà, Kon Tum) hái cà phê thuê bảo: “Ở quê mới qua mùa lũ lụt nên bọn em vào đây hái cà thuê cho người bà con để kiếm thêm đồng tiền trang trải và lo cho con ăn học!”. Đôi mắt thoáng chút buồn, chị Thu chia sẻ: "Vừa qua, cơn bão số 9 ập tới khiến nhà tôi bị tốc mái. Mấy tấm vách xung quanh nhà cũng long đinh nên phải cột tạm bằng dây kẽm. Mẹ con tôi tranh thủ lên đây làm thuê hết mùa thu cà phê, gần Tết về sửa lại cái nhà cho khỏi dột!".
Những người hái cà phê thuê này đa phần đều nghèo khó, họ muốn tìm một công việc khả dĩ có thu nhập đủ để nuôi sống gia đình. |
Cũng như chị Thu, chẳng ngại ngần kể về cuộc đời làm thuê tứ xứ của mình, chị Trần thị Thêu (41 tuổi, quê Mộ Đức, Quảng Ngãi) kể. Gia đình nghèo khó chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên chị đành khăn gói đi làm thuê ở nhiều nơi. Năm nào cũng vậy, sau khi đi phụ hồ hay làm những công việc khác để kiếm tiền mưu sinh, chừng giữa tháng 11 trở đi là chị lại khăn gói lên Tây Nguyên để hái cà phê thuê. Chị Thêu cho biết: “Mỗi năm chỉ có một vụ mùa, người ta cần nhân công lắm nên tôi lại lên đây. Không chỉ mình tôi mà còn rất nhiều bà con từ các nơi khác ở Quảng Ngãi, Quảng Nam hay Bình Định cũng lên đây hái cà phê thuê cả!”.
Cũng giống như chị thêu, vợ chồng anh Nguyễn Văn Bình quê ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) cũng lên Tây Nguyên làm thuê đã mấy năm nay. Sau mùa mưa bão vừa qua, anh chị nhờ ông bà nội nuôi con để vào Gia Lai kiếm việc làm, gần đến Tết cổ truyền thì lại trở về quê cùng gia đình. Anh Bình cho biết: “Mấy năm nay thiên tai, rồi mùa màng thất bát nên vợ chồng phải gửi con cái lại quê để lên đây kiếm việc làm, đặng kiếm tiền mà ăn Tết và lo cho mấy đứa con ăn học. Nếu không có những vườn cà phê này, chắc hai vợ chồng phải vào trong Nam đi làm công nhân lương ba cọc ba đồng thôi!”.
Mỗi vụ hái cà phê, vợ chồng anh Bình cũng kiếm được khoảng 20-25 triệu mang về nhà lo cho gia đình. Đối với người thành phố thì số tiền này chẳng đáng là bao, nhưng với gia đình anh Bình thì đó là số tiền khá lớn, lo được cho gia đình cái Tết sắp tới sau mùa bão lũ, sửa lại được cái nhà, lo cho con cái học hành sau Tết.
Những bạt cà phê đỏ rực |
Những người hái cà phê thuê này đa phần đều nghèo khó, họ muốn tìm một công việc khả dĩ có thu nhập đủ để nuôi sống gia đình. Nhìn những bàn tay trầy xước rướm máu vì lao động, những đôi bao tay rách tướp và những vết trầy xước trên mặt những người lao động này mới thấy công việc thu hái cà phê cũng chẳng nhẹ nhàng gì.
Cứ 3 - 4 người một bạt kéo lê dưới gốc cà phê để hái, rồi lại gồng mình trút đổ vào những chiếc bao nặng 60-70kg và vác lên điểm tập kết cách xa cả trăm mét đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe. Tất nhiên, với mỗi công việc đều đòi hỏi kỹ năng cần thiết, và phải làm đẹp lòng chủ. Gặp những chủ nhà khó tính, chuyện làm thêm giờ, làm những công việc không liên quan cũng là thường. Nhưng cũng có nhiều trường hợp chủ nhà là người dễ tính, quan tâm tới nhân công.
Mùa gió chướng bắt đầu, cũng là vào vụ màu thu hoạch rộ cà phê ở Tây Nguyên. |
Thu nhập trung bình của người há cà phê thuê dao động từ 150 – 180 ngàn/người/ngày tùy vào khu vực, nhưng đó là khoản thu nhập đáng kể để những người lao động có được sau những ngày tháng vất vả. Số tiền ấy họ để giành lo cho một cái Tết sắp tới, cho những đứa con ở quê nhà đang chờ manh áo mới, chờ cuốn vở mới, hay những mái nhà nghèo đang tan hoang trong những trận bão vừa qua được lợp lại.
Họ cứ cặm cụi làm việc, gom góp số tiền công ấy lại để lo cho gia đình, lo cho con cái. Những giờ nghỉ ngơi, những người lao động lại quây quần bên nhau, hỏi thăm nhau về sức khỏe, về những vết thương vô tình gặp phải trong lúc làm việc, hỏi nhau về gia đình và cùng mơ ước tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Gia Lai có tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã An Khê vừa được bầu giữ chức ... |
Thông tin mới nhất vụ thai phụ Bắc Ninh mất tích bí ẩn: Sảy thai từ tháng thứ 5, mang bụng giả vào Gia Lai để xin con Có thai và không may bị sảy thai ở tháng thứ 5 lo sợ gia đình phát hiện, Thảo giấu sự việc và mang bụng ... |
Thai phụ mất tích bí ẩn ở Bắc Ninh đã sinh con tận trong Gia Lai, gia đình phát hiện nhiều giấy tờ giả Gia đình phát hiện 2 người phụ nữ lạ mặt đã khai thông tin cá nhân chứng minh thư và thẻ bảo hiểm giả cho ... |