Tạp chí The Business Times: Kinh tế Việt Nam đã cải thiện nhanh chóng
Trang Business Times đã trích dẫn đánh giá tích cực của hãng phân tích và dự báo kinh tế toàn cầu Moody's Analytics cho rằng nền kinh tế của Việt Nam là một "điểm sáng" giữa những biến động trong khu vực.
Theo các nhà kinh tế của hãng phân tích này, sau khi Việt Nam tái mở cửa vào đầu năm nay, nền kinh tế đã nhanh chóng bắt nhịp trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, cùng với đó là sự hỗ trợ của các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tạp chí The Business Times của Singapore đã đăng tải thông tin nền kinh tế Việt Nam đã có sự cải thiện nhanh chóng trong sản xuất công nghiệp và thương mại xuất khẩu (Ảnh cắt từ clip của VTV4). |
Bà Michele Wee, CEO Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cho rằng triển vọng trung hạn tích cực của Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn, Việt Nam có các yếu tố cơ bản, mạnh mẽ về dân số đông, trẻ, có trình độ học vẫn tốt và hiểu biết về công nghệ. Thị trường trong nước đang phát triển, lực lượng lao động cạnh tranh và vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trước đó, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) với tiêu đề "Tận dụng sức mạnh: Giáo dục để phát triển" cũng nhấn mạnh việc chuyển đổi hệ thống giáo dục đại học thành chìa khóa để thúc đẩy năng suất của đất nước và đạt được các mục tiêu phát triển trong bối cảnh Việt Nam phục hồi hậu đại dịch trong bối cảnh môi trường toàn cầu đầy thách thức.
Thống kê cho thấy dân số Việt Nam có số năm đi học trung bình là 10,2, chỉ đứng sau Singapore trong số các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean).
Chỉ số vốn con người (Human Capital Index - HCI) của Việt Nam là 0,69/1, cao nhất trong các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp.
Để chương trình phục hồi kinh tế đạt hiệu quả cao, điều quan trọng là phải phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Khi nền kinh tế phục hồi, vai trò của chính sách tài khóa sẽ giảm dần. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần phải mở rộng cơ sở thu và tăng cường quản lý nguồn thu, đồng thời nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhằm siết chặt lại kỷ luật tài khóa, đảm bảo yêu cầu an toàn tài chính quốc gia.
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á ADB tại Việt Nam cũng cho biết: Kiểm soát giá có thể gây ra vấn đề trong trung và dài hạn, nhưng nếu được nhắm mục tiêu và trong thời gian ngắn, nó có thể giúp kiềm chế lạm phát. Việt Nam cũng đã nỗ lực để giữ ổn định tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái tương đối ổn định đã giúp ích Việt Nam rất nhiều.
Chặng đường tiến đến quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế không phải là bằng phẳng, vẫn còn rất nhiều thách thức ở phía trước. Nhưng với những nền tảng kinh tế vững chắc, với chế độ chính trị ổn định, một chính phủ cam kết hành động và cộng đồng doanh nghiệp năng động và sáng tạo, chúng ta có thể tin tưởng rằng Việt Nam sẽ vượt qua được những thách thức và lấy lại đà tăng trưởng trong thời gian tới, ông Andrew nhận định.
Khai mạc Hội chợ Quốc tế Hành lang kinh tế Đông Tây 2022 tại Đà Nẵng Tối 3/8, UBND thành phố Đà Nẵng khai mạc Hội chợ Quốc tế Thương mại-Du lịch và Đầu tư Hành lang kinh tế Đông Tây- Đà Nẵng 2022 (Hội chợ EWEC - Đà Nẵng 2022), tại Trung tâm Hội chợ triển lãm. |
Việt Nam và Đông Nam Á đẩy nhanh phục hồi kinh tế sau đại dịch Nhà kinh tế trưởng thuộc S&P Global Market Intelligence, đánh giá Đông Nam Á là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, đặc biệt là đối với ngành điện tử. |