Tạo cơ hội thị trường bình đẳng thông qua mua sắm có trách nhiệm giới
Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội tiếp tục chinh phục thị trường Nam Phi Thương mại được coi là một trong nền tảng quan trọng của quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Nam Phi với tiềm năng lớn trong trao đổi hàng hóa giữa hai nước. |
15 doanh nghiệp Việt Nam được trao giải thưởng nhờ những đóng góp thúc đẩy bình đẳng giới Ngày 08/11 tại Hà Nội, 15 doanh nghiệp Việt Nam đã được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng “Thực hiện Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ" (WEPs Awards) năm 2022. Giải thưởng WEPs Awards nhằm công nhận nỗ lực của những công ty có các sáng kiến, chương trình hành động thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. |
Nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp
Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 25% tổng số doanh nghiệp cả nước, chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và cực nhỏ. Nhiều báo cáo nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia vào hoạt động mua sắm công, tiếp cận đến thị trường vào các chuỗi cung ứng còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Các diễn giả tại Hội thảo “Thúc đẩy cơ hội tiếp cận thị trường bình đẳng cho phụ nữ thông qua mua sắm có trách nhiệm giới” (Ảnh: Hạnh Trần). |
Đã từng triển khai nhiều nghiên cứu về những khó khăn của doanh nghiệp nữ làm chủ gặp phải từ quá trình bắt đầu khởi nghiệp cho đến khi thành lập và phát triển doanh nghiệp, bà Mai Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam đã chỉ ra 3 khó khăn của doanh nghiệp do nữ làm chủ, đó là: khó khăn do tiếp cận vốn, tiếp cận thông tin thị trường và kiến thức, kỹ năng về quản trị doanh nghiệp; gánh nặng liên quan đến chức năng, vai trò của người phụ nữ trong gia đình; khó khăn về định kiến giới trong xã hội.
Hơn 20 năm qua, để giúp đỡ các doanh nghiệp hội viên của mình, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam đã hỗ trợ các doanh nghiệp về hoạt động trong nước và hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Trong đó, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam đã phối hợp cùng các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều hội thảo nhằm nâng cao năng lực kinh doanh cũng như thông tin về tiêu chuẩn xuất khẩu thị trường.
Ông Phạm Quốc Mạnh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái cho biết, hiện nay ở Phú Thái, hơn 50% doanh nghiệp là do phụ nữ làm chủ. Để làm được điều đó, Phú Thái đã tăng cường đào tạo tập trung, đào tạo trong nội bộ để thay đổi nhận thức cho chị em phụ nữ, giúp chị em phụ nữ tự tin hơn về năng lực của mình. Thứ hai, Phú Thái trang bị cho chị em những kiến thức để kết nối toàn cầu. Ngoài kiến thức kĩ năng chuyên môn chung, kỹ năng mềm chung thì trang bị thêm kỹ năng tư duy toàn cầu và kỹ năng về kinh tế số, thương mại điện tử. Đặc biệt, ở Phú Thái có chương trình đào tạo thông qua kèm cặp. Những bộ phận khác nhau có nhiệm vụ chỉ bảo nhau, từ đó có thể trao đổi công việc thông qua sự kèm cặp đó.
Xây dựng chính sách, chiến lược cho doanh nghiệp
Ông Lê Ngọc Minh, Giám đốc nhân sự, Công ty TNHH Olam Việt Nam cho biết, công ty có chính sách và chiến lược rất rõ ràng về kế hoạch hành động phát triển bình đẳng và thúc đẩy bình đẳng giới. Ngoài thực hiện các chính sách của luật lao động, công ty Olam còn ban hành quy tắc ứng xử và đưa ra những chính sách để đảm bảo chiến lược thực thi, hỗ trợ người lao động nữ, hay chống việc lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử,… Đặc biệt, nhà cố vấn, nhà cung cấp hay nhà thầu cũng cũng phải tuân thủ những chính sách mà công ty đã đặt ra và thiết lập.
“Tôi cho rằng doanh nghiệp khi đa dạng hóa các nhà cung cấp như vậy sẽ đem lại nhiều sự lựa chọn và phù hợp với giá trị của mình. Đó cũng là những tiêu chí để khách hàng hài lòng và gắn bó với công ty hơn”, ông Lê Ngọc Minh chia sẻ.
Quang cảnh Hội thảo (Ảnh: Hạnh Trần). |
Ông Phạm Quốc Mạnh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái cho biết, chiến lược của Phú Thái để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là bắt tay với những thương hiệu mạnh. Để làm được việc này thì Phú Thái luôn tập trung nâng cao nhận thức về chuỗi giá trị toàn cầu cho người lao động trong doanh nghiệp.
“Để kết nối giá trị toàn cầu, Phú Thái luôn đặt ra 2 chiến lược cho doanh nghiệp lựa chọn, đó là chiến lược tạo sự khác biệt và chiến lược hạ chi phí. Khi lựa chọn được chiến lược, các doanh nghiệp sẽ định hướng và tập trung vào nó. Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp do nữ điều hành của Phú Thái đã đạt được kết quả rất ấn tượng như chuỗi giá trị kết nối toàn cầu trong chuỗi thời trang, sản phẩm chăm sóc tóc,…”, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái cho biết.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), để doanh nghiệp do nữ làm chủ có thể gia nhập thị trường, gia nhập vào chuỗi cung ứng thì cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh. CIEM hiện nay đang thúc đẩy và kiến nghị xây dựng chính sách ở địa phương với mục tiêu xây dựng, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ chương trình cho các địa phương để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động nữ.
|