Tăng cường giao lưu nhân dân, văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam - Thuỵ Sỹ
Quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Thụy Sỹ không ngừng phát triển Mối quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ đã phát triển mạnh mẽ trong nửa thế kỷ qua (11/10/1971-11/10/2021), không chỉ trong lĩnh vực chính trị và hợp tác đa phương mà còn mở rộng sang hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư, khoa học, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân giữa 2 nước. |
Chia sẻ về không gian đổi mới và khởi nghiệp Việt Nam tới bạn bè Thuỵ Sỹ Ngày 9/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ, Trường Đại học Khoa học ứng dụng và Nghệ thuật Tây Bắc Thụy Sĩ (FHNW) và Hội trí thức và chuyên gia Việt Nam tại Thụy Sĩ đã phối hợp tổ chức buổi tọa đàm về Không gian đổi mới và khởi nghiệp Việt Nam. |
Ngày Văn hóa Việt Nam - Thụy Sỹ vừa diễn ra tưng bừng tại trụ sở Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh các tổ chức quốc tế tại Geneva. Tới dự có Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, đại diện Hội đồng bang Geneva, đại diện một số tổ chức và bạn bè quốc tế, cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sỹ.
Phát biểu chào mừng tại sự kiện, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ Lê Linh Lan nhấn mạnh, năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Thụy Sỹ với kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và kỷ niệm 30 năm hợp tác phát triển. Trong hơn 50 năm qua, kể từ tháng 10/1971 khi Thụy Sỹ là một trong những quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Thụy Sỹ đã phát triển rất năng động với những thành quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Đại sứ Lê Linh Lan (thứ 5 từ trái qua phải) và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai (thứ 3 từ trái sang phải), Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (thứ 4 từ trái qua phải) và một số vị khách quý trong Ngày Văn hóa Việt Nam - Thụy Sỹ tại Phái đoàn Việt Nam ở Geneva, 16/10. |
Đặc biệt, trong lĩnh vực hợp tác phát triển, các dự án hợp tác do Thụy Sỹ tài trợ đã có hiệu quả góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Việt Nam cảm ơn sâu sắc về sự hỗ trợ của Thụy Sỹ, đặc biệt mới đây Thụy Sỹ đã hỗ trợ số thiết bị y tế trị giá 5 triệu CHF (tương đương 126 tỷ đồng), giúp Việt Nam chống dịch Covid-19. Khoản viện trợ này là một minh chứng tốt đẹp cho tình đoàn kết với Việt Nam trong bối cảnh khó khăn.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Geneva khẳng định, Việt Nam và Thụy Sĩ tiếp tục tích cực thúc đẩy hợp tác tăng cường chủ nghĩa đa phương và hợp tác song phương hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Đại sứ nhấn mạnh vai trò đặc biệt của Geneva trong thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ. Geneva chính là nơi diễn ra đàm phán và ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1954, đánh dấu thành công lớn của đường lối ngoại giao đa phương của Việt Nam vì hòa bình.
Trình diễn đàn T’rưng trong Ngày Văn hóa Việt Nam - Thụy Sỹ tại Phái đoàn Việt Nam tại Geneva. |
Ba năm sau khi Thụy Sỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Chính phủ Liên bang Thụy Sỹ và bang Geneva đã ủng hộ thành lập Phái đoàn thường trực của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Geneva năm 1974, nay là Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, qua đó góp phần thúc đẩy việc Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc năm 1977 và mở rộng quan hệ của Việt Nam với các tổ chức và diễn đàn đa phương khác tại Geneva, trong đó có việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đầu năm 2007.
Theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, tại sự kiện, đại diện chính quyền sở tại, Phó Chủ tịch Hội đồng bang Geneva, ông Mauro Poggia bày tỏ vui mừng trước những phát triển trong quan hệ giữa hai nước suốt chiều dài 50 năm qua, tin tưởng đó là những nền tảng vững chắc góp phần thúc đẩy hợp tác và hữu nghị song phương trong thời gian tới, trong đó có hợp tác kinh tế, thương mại, phát triển bền vững và viện trợ nhân đạo sau đại dịch Covid-19. Theo ông Poggia, Việt Nam là một đối tác cực kỳ năng động với triển vọng đầy hứa hẹn về thị trường kinh tế cho Thụy Sỹ.
Đại sứ Lê Linh Lan (thứ 4 từ phải sang trái), Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai (thứ 6 từ trái qua phải), Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, cùng các nghệ sỹ Thụy Sỹ kèn Alphorn của Thuỵ Sỹ. |
Đại diện chính quyền sở tại, Phó Chủ tịch Hội đồng bang Geneva ông Mauro Poggia bày tỏ vui mừng trước những phát triển trong quan hệ giữa hai nước suốt chiều dài 50 năm qua, tin tưởng đó sẽ là những nền tảng vững chắc góp phần thúc đẩy hợp tác và hữu nghị song phương trong thời gian tới, trong đó có hợp tác kinh tế, thương mại, phát triển bền vững và viện trợ nhân đạo giai đoạn hậu đại dịch Covid.
Theo ông Poggia, Việt Nam là một đối tác cực kỳ năng động với triển vọng đầy hứa hẹn về thị trường kinh tế cho Thụy Sỹ. Ông Poggia nhấn mạnh rằng, sự phong phú của quan hệ song phương còn dựa trên nền tảng của nền văn hóa hàng ngàn năm tuổi của Việt Nam mà theo ông sẽ “có rất nhiều thứ để mang đến phương Tây” rất đáng được trân trọng.
Nghệ sĩ dân gian Sophie Demierre từ thành phố Gruyere trình bày 2 khúc dân ca của vùng Thủ đô Bern trong Ngày Văn hóa Việt Nam - Thuỵ Sỹ. |
Phó Chủ tịch Hội đồng bang Geneva cũng nhắc đến việc Bộ Ngoại giao Liên bang Thụy Sỹ với mong muốn thể hiện sự cảm ơn đối với Việt Nam trong năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đã quyết định tài trợ việc xây dựng một phòng hội nghị “xứng tầm” tại tòa nhà mới của Học viện Ngoại giao. Với tên gọi Phòng Hội nghị Geneva, món quà này là sự tôn vinh đối thoại quốc tế, tôn vinh “tinh thần Geneva”.
Ông Poggia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết và nỗ lực của Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19.
Biểu diễn múa lân, do nhóm thanh niên Thụy Sỹ, hội viên Võ Việt Nam ở Lausanne trình diễn. |
Ngày Văn hóa Việt Nam - Thụy Sỹ với các tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân gian của hai nước đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho các khách tham dự, góp phần làm sâu sắc thêm sự hiểu biết, tình đoàn kết và giao lưu văn hóa giữa hai nước, cũng như bạn bè quốc tế.
Các nghệ sĩ Nguyễn Minh Trang và Tạ Mỹ Hạnh của cộng đồng người Việt ở sở tại đã trình diễn một số bản dân ca Việt Nam với các nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn tranh, đàn T’rưng. Nghệ sỹ dân gian Sophie Demierre từ thành phố Gruyere trình diễn hai ca khúc dân gian ngọt ngào, du dương của thủ đô Bern, Thụy Sỹ. Các nghệ sỹ dân gian Thụy Sỹ còn trình diễn tung cờ, diễu hành lắc chuông và chơi kèn cổ Arphorny của Thụy Sỹ. Những chiếc kèn Alphorn của Thụy Sỹ gợi nhớ về các cuộc diễu hành tại lễ hội Alphorn quốc tế thường niên.
Trong Ngày Văn hóa Việt Nam - Thụy Sỹ, các đại biểu được xem màn trình diễn múa lân, biểu diễn võ Việt Nam Sơn Long Quyền thuật, giới thiệu tinh hoa văn hóa võ thuật cổ truyền, đề cao đạo lý nhân văn của Việt Nam.
Bên cạnh đó, trò chơi ném cờ với thủ thuật điêu luyện đưa lá cờ bay cao lên không trung và trở lại ngay trong bàn tay thể hiện màn biểu diễn đặc trưng tại các lễ hội dân gian Thụy Sỹ.
Thuỵ Sỹ hỗ trợ vật tư y tế trị giá 120 tỷ giúp Việt Nam chống dịch Covid-19 Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thụy Sỹ, ngày 5/8/2021, Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sỹ Ignazio Cassis đã có cuộc hội kiến với Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. |
Hội Hữu nghị Thụy Sỹ - Việt Nam, người Việt tại Thụy Sỹ ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 Mới đây, hưởng ứng lời kêu gọi của Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ phát động, Hội Hữu nghị Thụy Sỹ - Việt Nam, Hội người Việt tại Thụy Sỹ, một số doanh nghiệp Thụy Sỹ và Việt Nam tại Zurich đã tham gia đóng góp cho Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam với tổng số tiền 32.500 CHF (tương đương khoảng 850 triệu VNĐ). |