Tăng cường đoàn kết hợp tác, phát triển bền vững tài nguyên nước Mekong – Lan Thương
Hợp tác Mekong - Lan Thương: 6 quốc gia cần hành động có trách nhiệm Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith, sáng 24/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong – Lan Thương lần thứ 3 theo hình thức trực tuyến. |
Chung dòng Mekong, thắm tình hữu nghị “Chung dòng Mekong” là chương trình giao lưu văn hóa được Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Bình Dương phối hợp với các đơn vị tổ chức 10 năm qua. Chương trình đã trở thành hoạt động truyền thống được sinh viên tỉnh Bình Dương, Lào, Campuchia trông đợi hàng năm. |
GS. Tống Thanh Nhuận, Học viện Châu Á Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh cho biết, nước là nguồn sống, sông Lan Thương - sông Mekong là con sông xuyên quốc gia quan trọng trong khu vực. Cả 6 nước tham gia hợp tác Mekong-Lan Thương (bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam) ngày càng nhận thức được sự khan hiếm và tầm quan trọng của tài nguyên nước. Đồng thời, các quốc gia ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác tài nguyên nước đối với việc thúc đẩy quá trình hợp tác tổng thể giữa các quốc gia lưu vực Mekong-Lan Thương.
Theo "Báo cáo đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động 5 năm hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương (2018-2022)", tính đến năm 2022, "Hành động Suối ngọt giai đoạn I" đã xây dựng 8-9 điểm dự án cấp nước tập trung và 54 điểm dự án cấp nước phi tập trung, mang lại lợi ích cho hơn 10000 người. Để phối hợp và thúc đẩy tốt hơn hợp tác tài nguyên nước trong khu vực, sáu nước đã cùng nhau xây dựng "Kế hoạch hành động 5 năm hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương (2023-2027)" vào cuối năm 2023 nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước bền vững. |
Trong những năm gần đây, hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Mekong-Lan Thương đã đặt được thành tích nổi bật. Đánh giá về “Kế hoạch hành động 5 năm Hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương (2018-2022)” cho thấy, trong 5 năm qua, hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương bước đầu đã xây dựng lên cơ chế hợp tác tương đối hoàn thiện, năng lực quản lý tài nguyên nước của 6 nước đã được nâng cao, sự hợp tác thực tế mà điển hình là “Hành động Suối ngọt Mekong-Lan Thương” đã mang lại lợi ích cho người dân địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Hợp tác tài nguyên nước Mekong-Lan Thương sẽ tăng cường phối hợp và hợp tác trên cấp lưu vực sông, tập hợp sức mạnh của tất cả các bên, cùng hành động giải quyết tốt các vấn đề về thảm họa nước, tài nguyên nước, môi trường nước và sinh thái nước; sẽ thúc đẩy hợp tác thực chất giữa các bên trong các lĩnh vực như phát triển và sử dụng tài nguyên nước, an toàn nước uống...
Ảnh minh hoạ. |
Nhìn về tương lai, GS. Tống Thanh Nhuận bày tỏ thái độ lạc quan đối với triển vọng Hợp tác Lan Thương-Mê Công. Ông cho rằng, khi Hợp tác Mekong-Lan Thương chuyển từ giai đoạn mở rộng nhanh chóng sang giai đoạn phát triển toàn diện, hợp tác không những sẽ giải quyết vấn đề tài nguyên nước, mà còn liên quan đến an ninh phi truyền thống, phát triển xanh, đổi mới khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác. Khi hợp tác toàn diện giữa 6 nước tiếp tục đi sâu, Hợp tác Mekong-Lan Thương sẽ ngày càng trở thành“mô hình vàng” cho hợp tác tiểu vùng.
Hợp tác Mekong – Lan Thương là nền tảng hợp tác tiểu vùng mô thức mới, do Trung Quốc và 5 nước sông Mekong cùng khởi xướng và xây dựng, nhằm làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị giữa 6 quốc gia; thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tiểu vùng; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực; có lợi cho tiến trình nhất thể hóa ASEAN và nhất thể hóa khu vực; đóng góp cho hợp tác Nam – Nam, thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp quốc. |
Các nước dọc sông Mekong đạt thỏa thuận chia sẻ dữ liệu vận hành đập Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) ngày 11/9 thông báo giới chức cấp cao của 6 quốc gia dọc sông Mekong đã tán thành những khuyến nghị về giai đoạn đầu tiên của Nghiên cứu chung giữa Ủy ban sông Mekong và Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC). Điều này giúp mở đường cho việc chia sẻ thông tin tốt hơn về hoạt động của hồ chứa và xả nước trên dòng sông Mekong, cũng như các giải pháp thiết thực để giảm thiểu và thích ứng với các tác động. |
Đổi mới sáng tạo giải quyết ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mekong Công nghệ sử dụng in 3D trong sản xuất và phương pháp giảm thiểu bao bì nhựa bằng cách sử dụng rơm rạ, là một trong những giải pháp công nghệ đổi mới được trình bày tại Sự kiện kêu gọi đầu tư và giới thiệu các giải pháp đổi mới sáng tạo của Trung tâm Kết nối Đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa Việt Nam vào ngày 27/10 tại TP.HCM. |