Hợp tác Mekong - Lan Thương: 6 quốc gia cần hành động có trách nhiệm
Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương diễn ra với chủ đề 'Tăng cường hợp tác vì sự thịnh vượng chung' Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mekong-Lan Thương lần thứ 3 sẽ diễn ra vào ngày 24/8 tới theo hình thức trực tuyến. |
Trung Quốc tuyên bố xả nước đập thủy điện cứu sông Mekong Trung Quốc tuyên bố sẽ xả nước các đập thủy điện của mình trên sông Mekong để giúp đỡ những quốc gia láng giềng đối ... |
Tham gia Hội nghị còn có Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha, Thủ tướng Campuchia Hunsen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Tổng thống Myanmar U Win Myint.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi trực tuyến với các lãnh đạo cấp cao Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc. (Ảnh: TTXVN) |
Nhấn mạnh tới thách thức chưa từng có của cơ chế hợp tác giữa 5 nước Mekong và Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước cần phối hợp để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 nhằm không để đứt gãy chuỗi cung ứng, trong đó có hợp tác để tạo thuận lợi cho lưu thông qua biên giới, đặc biệt là với hàng hóa thiết yếu, trong đó có nông, thủy sản, nhất là trái cây tươi.
Đánh giá cao Trung Quốc về thành công quan trọng trong sản xuất vaccine phòng COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị các nước Mekong - Lan Thương chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về phòng chống đại dịch COVID-19 một cách thường xuyên, kịp thời cùng với tìm kiếm giải pháp lâu dài cho sự phát triển bền vững của các nước hạ nguồn sông Mekong.
Các nhà lãnh đạo của cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương đã thông qua Tuyên bố Viên chăn trong đó hoan nghênh Trung Quốc thành lập Quỹ đặc biệt Mekong - Lan Thương về y tế cộng đồng, trước mắt để hỗ trợ các nước ứng phó với đại dịch COVID-19.
Các nước cũng nhất trí tăng cường vai trò của Trung tâm thủy văn của sông Mekong và chia sẻ dữ liệu thủy văn trên suốt chiều dài hơn 4.300 km của con sông này. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bày tỏ tin tưởng với tinh thần hợp tác chân thành và hành động có trách nhiệm 6 quốc gia sẽ đảm bảo cho dòng nước Mekong sẽ luôn chảy hài hòa, mang lại cuộc sống ấm no hòa bình và thịnh vượng cho người dân.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: TTXVN) |
Hội nghị cấp cao Mekong - Lan Thương là cơ chế hợp tác giữa 5 nước ven sông Mekong (gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan) và Trung Quốc, nước có phần thượng nguồn của sông Mekong chảy qua có tên gọi là Lan Thương. Đây là ý tưởng được Thái Lan đề xuất lần đầu tiên vào năm 2012.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc tháng 11/2014, Thủ tướng Trung Quốc đã bày tỏ ủng hộ sáng kiến của Thái Lan và sẵn sàng xem xét việc thành lập cơ chế Đối thoại và Hợp tác Lan Thương – Mekong.
Mục tiêu bao trùm của Hợp tác Mekong - Lan Thương là thúc đẩy hợp tác toàn diện để xây dựng cộng đồng trách nhiệm và lợi ích chung ở tiểu vùng. Mekong - Lan Thương còn hướng tới mục tiêu khác bao gồm củng cố lòng tin và hiểu biết lẫn nhau, duy trì hòa bình và ổn định; thu hẹp khoảng cách phát triển…Trong đó, nổi bật là hợp tác về quản lý nguồn nước Mekong – Lan Thương; tăng cường kết nối giữa 6 quốc gia.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đồng chủ trì phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN |
Việt Nam đã tham gia tích cực vào Hợp tác Mekong – Lan Thương ngay từ ngày đầu thành lập với những đóng góp tích cực về nội dung và lĩnh vực hợp tác. Việt Nam cũng đã chủ động tham gia xây dựng các văn kiện quan trọng, mang tính định hướng hợp tác; và đặc biệt là thúc đẩy hợp tác nguồn nước trở thành một lĩnh vực ưu tiên của hợp tác Mekong - Lan Thương...
Sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước Mekong và các tài nguyên Chiều 5/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc thành ... |
Việt Nam đóng góp tích cực vì hợp tác, phát triển tiểu vùng Mekong Từ ngày 29-31/3, Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 ... |