Tăng cường công tác truyền thông chống dịch Covid-19 với thông điệp "Bình tĩnh sống để chống dịch lâu dài"
Thủ tướng kiểm tra đột xuất, chỉ đạo trực tuyến công tác phòng chống dịch tại các ‘pháo đài’ Sau khi đi kiểm tra thực tế công tác phòng chống dịch tại các xã, phường, thị trấn ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, trong ba ngày vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã cùng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thiết lập trung tâm chỉ huy, kiểm tra trực tuyến về công tác phòng chống dịch từ phòng làm việc của Thủ tướng để kết nối tới 2.594 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn thuộc 19 tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. |
Các nhà khoa học, cán bộ y tế là trụ cột trong công tác chống dịch Trong 2 năm vừa qua, dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, ngành Y tế, trong đó có các nhà khoa học y dược đã nỗ lực, cố gắng đem sức lực, trí tuệ của mình, cùng cả nước phòng, chống dịch. |
Theo kế hoạch, Tiểu ban truyền thông đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông thông tin kịp thời, có phân tích, lý giải kỹ về các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác phòng, chống dich, đảm bảo an sinh xã hội và kế hoạch đưa cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới".
Cùng với đó, các cơ quan báo chí, truyền thông tiếp tục thông tin về hiệu quả xét nghiệm, phân loại, cách ly, điều trị F0 ngay tại cộng đồng, tại gia đình, tại cơ sở y tế; thông tin về tình hình, tiến độ giải quyết các nhu cầu về an sinh xã hội, cũng như công tác chuẩn bị các gói hỗ trợ, gói thực phẩm an sinh, gói thuốc an sinh tại TP HCM cũng như các tỉnh, thành phố khác; thông tin về các giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp ở các địa phương, cụ thể về chủ trương và kế hoạch miễn, giảm học phí năm học 2021 - 2022 của một số địa phương, kế hoạch đảm bảo sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, người lao động...
Ảnh minh họa. |
Về phía các tỉnh, thành phố, tập trung sử dụng hệ thống loa truyền thanh, hệ thống loa di động... để thông báo ngắn gọn các chính sách, đặc biệt là các thông tin, chính sách cụ thể giúp an dân (như: lịch chuyển, cách chuyển hàng hoá, nhu yếu phẩm, thuốc đến người dân, các biện pháp chăm sóc F0 ở nhà, các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với từng xã, phường...), nhất là đến dân nghèo, người nhập cư khu ven đô (không tivi, không điện thoại thông minh, chính quyền khó quản lý...). Đồng thời tăng tần suất trung bình ngày 3-4 lần/ngày, tăng thời lượng, trung bình từ 15-20 phút/lần tuyên truyền phòng chống dịch trên hệ thống truyền thanh xã, phường.
Đối với thông tin đối ngoại, cần phản ánh các động thái, chính sách, thông điệp của Chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo cho sản xuất kinh doanh hoạt động trở lại. Phát đi thông điệp làm an lòng các nhà đầu tư, các bạn hàng lớn trên thế giới, rằng Việt Nam ý thức được vị trí, tầm quan trọng và vai trò của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đang nỗ lực hết sức mình để đảm bảo sản xuất, lưu thông, xuất khẩu hàng hoá; Phản ảnh nỗ lực và kết quả giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân COVID-19, sớm đưa tỷ lệ này trở về bằng hoặc thấp hơn mức trung bình của thế giới.
Bên cạnh đó, các trung tâm viễn thông tiếp tục thực hiện việc nhắn tin SMS, gửi thông điệp qua nhạc chờ và qua các hình thức khác đối với người dân khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội về gửi các thông tin, khuyến cáo ngắn gọn, quan trọng cần người dân biết và tuân thủ thực hiện.
Các cơ sở thông tin và truyền thông tham mưu cho các cấp lãnh đạo tại địa phương về các kịch bản truyền thông đồng hành với công tác chống dịch tại địa phương mình. Tham mưu, định hướng công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của các lực lượng phòng chống dịch sao cho xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin gốc, tránh "tai nạn phát ngôn" dẫn đến khủng hoảng truyền thông; tham mưu các giải pháp/kế hoạch phòng, chống dịch và các kế hoạch đảm bảo cho cuộc sống chuyển dần về trạng thái "bình thường mới" theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, trên cơ sở đúc kết bài học kinh nghiệm, cách làm hay từ các địa phương để áp dụng phù hợp cho địa phương mình.
Ngoài ra, cần triển khai các giải pháp truyền thông tại địa bàn phù hợp với kịch bản, kế hoạch, kết quả phòng chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo sản xuất, kinh doanh; Tham mưu cho các cấp lãnh đạo tăng cường đối ngoại trực tiếp với dân qua các phương tiện, hạ tầng truyền thông tương tác (phát thanh, truyền hình, báo điện tử, mạng xã hội) để lắng nghe ý kiến nhân dân trước các quyết định có ảnh hưởng đến sức khoẻ và an sinh của nhân dân.
Đặc biệt, trong công tác truyền thông, cần lưu ý không đưa tin về số lượng các lô vắc-xin, thuốc men, trang thiết bị phòng chống dịch còn đang trong quá trình đàm phán hoặc chưa về tới Việt Nam; không đưa tin về những giao dịch chưa kiểm chứng liên quan đến vắc-xin, thuốc men phòng, chống dịch, tạo tâm lý kỳ vọng thái quá hoặc chờ đợi, ỷ lại trong cộng đồng, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng, điều trị và các giải pháp phòng chống dịch khác; Không đưa tin gây tâm lý hoang mang, lo sợ, hoài nghi về kết quả của công tác phòng, chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội, an sinh tinh thần, đảm bảo sản xuất, kinh doanh...; Không quá nghiêng về truyền thông các vấn đề an sinh mà quên mất mặt trận điều trị, giành giật mạng sống cho các bệnh nhân COVID-19.
Tiểu ban Truyền thông - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 được thành lập theo Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 25/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, có nhiệm vụ "Chỉ đạo và hướng dẫn việc cung cấp thông tin bảo đảm thống nhất, kịp thời chính xác; Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các biện pháp phòng, chống dịch; tuyên truyền truyền cảm hứng, nêu gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình hiệu quả, đồng thời đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống COVID-19; phát huy hiệu quả các công cụ công nghệ thông tin để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19". Căn cứ các ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Tiểu Ban truyền thông - BCĐ Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành Kế hoạch truyền thông theo từng tuần, phù hợp với kịch bản, kế hoạch chống dịch của các itnhr, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội. |
Tập trung nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại xã, phường, thị trấn Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại xã, phường, thị trấn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp uỷ lãnh đạo, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể cần tập trung kêu gọi người dân tham gia triển khai tích cực, hiệu quả công tác phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội; chuẩn bị, cung cấp các gói an sinh xã hội; bảo đảm người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, nhiều nhất có thể. |
Tăng cường phòng chống dịch COVID-19 tại cơ sở cai nghiện ma túy trên cả nước Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các địa phương đang tăng cường thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở cai nghiện ma túy. |
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trên toàn quốc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên toàn quốc. |