Tài sản số: Cần sớm thừa nhận để “cởi trói” cho doanh nghiệp
Công nghệ 4.0 đã tạo ra rất nhiều tài sản số
Ths. Ngô Dương – Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật. (Ảnh: Quốc Khánh) |
Từ hàng chục năm trước ngay tại Việt Nam, đã xuất hiện thị trường mua bán các sản phẩm trong game online. Thậm chí đó còn chưa phải là sản phẩm của 4.0 mà mới chỉ là ở hình thức video game.
Bitcoin sau nhiều lần “thăng giáng” vọt lên những con số rất lớn và kể cả khi sập nó vẫn là những con số khổng lồ...Bên cạnh đó công nghệ AI và robot, các dự án và công nghệ 4.0, công nghệ block chain...
“Đó chính là những ví dụ về sản phẩm số. Cách mạng 4.0 đã tạo ra những sản phẩm mới mà gọi nó là tài sản cũng được mà có thể cũng không phải là tài sản mà là một cái gì đó rất giống với tài sản cũng được. Tuy nhiên nó có những đặc điểm bán được quy ra tiền được”, Ths. Ngô Dương cho biết.
Bitcoin là một dạng tài sản số. (Ảnh: KT) |
Theo Ths. Ngô Dương các sản phẩm này có đặc tính dữ liệu dạng số, không tồn tại dưới dạng vật lý, vô hình không cầm nắm được nhưng vẫn đo được và quan trọng nhất chúng đều có thể xác định chủ sở hữu và định giá được chuyển nhượng được.
Những sản phẩm mới mà công nghệ 4.0 tạo ra liệu có được coi là tài sản? Ths. Ngô Dương khẳng định: “Nên gán ghép những sản phẩm mới này thành một phần nằm trong ngoại diên của khái niệm tài sản”. Theo điều 105,115 bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 quy định rất rõ khái niệm tài sản và quyền tài sản, bán được, giao dịch được và xác định rõ ai là người chủ.
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tại Việt Nam buộc nhà nước và các doanh nghiệp phải liên tục thích nghi và chuyển đổi sao cho phù hợp. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng người Việt Nam sở hữu tiền, tài sản mã hóa đã lên đến 16,6 triệu người. Theo “Báo cáo thị trường crypto Việt Nam 2022” do Coin98 Insights vừa công bố, Việt Nam đứng đầu thế giới về tỷ lệ tiếp nhận tiền mã hóa và chỉ xếp sau Thái Lan trong khối ASEAN về tỷ lệ người sở hữu tiền mã hóa.
"Tài sản số tạo ra những cuộc cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới đơn cử như cuộc đổ bộ của Uber và Grab cạnh tranh với taxi truyền thống trên toàn cầu cũng như chính Việt Nam. Sản phẩm số cũng đặt ra thách thức về quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Hiện nay chúng ta hồn nhiên gửi căn cước qua zalo nhưng chúng ta không biết rằng điều đó đang tạo điều kiện để những cá nhân tổ chức khác thu thập thông tin, xâm phạm quyền riêng tư, đánh cắp dữ liệu." Ths. Ngô Dương – Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật |
Hiện nay, quan điểm của Việt Nam chưa chính thức thừa nhận loại tài sản mã hóa kể trên là tài sản hay tiền tệ, nhưng Việt Nam đã có động thái rất lạc quan đối với nền tảng công nghệ blockchain. Nghị quyết 01/NQ-CP về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng đã khẳng định tiếp tục nhiệm vụ rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, cơ chế quản lý tiền điện tử, tài sản ảo, tiền ảo.
Ở đâu có rủi ro ở đó có quản lí, để đối tượng phát triển cũng là một hình thức quản lí. Cụ thể trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và thí điểm việc sử dụng “tiền ảo” dựa trên công nghệ blockchain được Ngân hàng Nhà nước chủ trì thực hiện trong giai đoạn 2021-2023.
Sản phẩm số liên tục phát triển, thay đổi và pháp luật phải đuổi theo nó. Mỹ, EU và nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận tài sản số, chúng ta cũng không thể đi ngược lại xu thế chung. Nếu tài sản hợp pháp thì việc kinh doanh hợp pháp nó cũn phải được thừa nhận.
Ngày 26/8, Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực (Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) phối hợp với Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương, Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và kinh tế số Việt Nam tổ chức chương trình hội thảo: “Hoàn thiện khung pháp luật về Hợp đồng, tài sản, quyền đối với tài sản, trong bối cảnh chuyển đổi số và cuộc CMCN 4.0”. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, giai đoạn 2021-2025 của Bộ Tư pháp. Kết nối giữa các chuyên gia pháp luật, cơ sở đào tạo luật, đội ngũ người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV với cộng đồng doanh nghiệp; trao đổi chuyên sâu về các quy định về Hợp đồng, tài sản, quyền đối với tài sản liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. |
Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo gỡ khó cho bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, gần đây, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp dù còn nhiều khó khăn nhưng việc phát hành, thanh toán bằng tài sản, gia hạn thời hạn đáo hạn đã có tín hiệu ổn định. |
Ghi nhận nhiều đề xuất, giải pháp của các doanh nghiệp công nghệ tại Industry 4.0 Bên cạnh phiên toàn thể cấp cao, tại các phiên chuyên đề và bên lề sự kiện Industry 4.0 Summit, nhiều ý kiến, góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ đã được đưa ra, thu hút được không ít sự quan tâm, phản biện của những người tham dự... |