Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo gỡ khó cho bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp
Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, trong bối cảnh kinh tế trong nước nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, cải cách môi trường kinh doanh là cách thức hỗ trợ tiết kiệm về nguồn lực và chi phí nhưng lại mang đến hiệu quả tốt.
|
Lãi suất phát hành trái phiếu quá cao sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó
Đó là cảnh báo của TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) tại Tọa đàm "Ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thị trường trái phiếu" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 28/5.
|
Sáng 8/6, đặt câu hỏi chất vấn cho Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đại biểu Sùng A Lềnh (đoàn Lào Cai) nêu thực trạng, thời gian qua, thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng, doanh nghiệp BĐS gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, thanh khoản dòng tiền.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có thể nói là khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp bất động sản chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu, nhất là trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ TPDN năm 2023 là rất lớn.
Đại biểu cho rằng, điều này gây bức xúc cho nhiều người dân, làm sụt giảm niềm tin của thị trường và nhà đầu tư nên việc huy động vốn từ phát hành trái phiếu đạt thấp thì tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội.
Do đó, đại biểu đề nghị Phó thủ tướng cho biết trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này, quan điểm chỉ đạo và những giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thị trường BĐS, TPDN và thúc đẩy thị trường này phát triển an toàn, lành mạnh trong thời gian tới.
Làm rõ vấn đề đại biểu nêu, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, hiện nay thị trường BĐS, TPDN đang gặp nhiều khó khăn, cùng với những khó khăn khác đã ảnh hưởng đến điều hành kinh tế vĩ mô cũng như hoạt động của các doanh nghiệp.
Cụ thể, các doanh nghiệp hiện nay gặp vướng mắc trong xử lý các TPDN chủ yếu do một số nguyên nhân. Thứ nhất là khâu quản lý, sử dụng dòng tiền, đòn bẩy tài chính còn chưa hợp lý. Thứ hai, còn có một số vi phạm, sai phạm. Thứ ba là thị trường trái phiếu hiện nay chưa có sự bền vững về cơ cấu, đặc biệt tỷ trọng cao là các nhóm doanh nghiệp rủi ro như bất động sản.
Đồng thời, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn sau đại dịch, nhất là khó khăn về tài chính dẫn đến thanh khoản của thị trường TPDN riêng lẻ rất khó khăn.
Tính đến thời điểm tháng 31/12/2022, tổng giá trị thị trường TPDN là 1,2 triệu tỷ đồng, trong đó lượng đáo hạn năm 2023 là 290.000 tỷ đồng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán.
Tương tự thị trường BĐS hiện nay cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do nguyên nhân pháp lý, cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý, nhất là thiếu các sản phẩm giá thấp, năng lực của chủ đầu tư còn hạn chế.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập hai tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do hai Phó thủ tướng làm tổ trưởng, để nghiên cứu, đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp. Hai tổ công tác đã có báo cáo, Chính phủ đang tiếp tục chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, TPDN.
"Chúng tôi đã chỉ đạo các bộ, ngành phải làm sao hoàn thiện căn cứ pháp lý để tháo gỡ vướng mắc cho thị trường hoạt động thông suốt, hiệu quả. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo công khai, minh bạch, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức, pháp luật, ổn định tâm lý", Phó thủ tướng nói.
Chính phủ cũng đã ban hành, sửa đổi nhiều nghị định như Nghị định 65, Nghị định 08. Với thị trường BĐS Chính phủ cũng đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trực tiếp cho các dự án.
Phó thủ tướng cho hay, gần đây, thị trường TPDN dù còn nhiều khó khăn nhưng việc phát hành, thanh toán bằng tài sản, gia hạn thời hạn đáo hạn đã có tín hiệu ổn định. Trong quý 1 mặc dù vẫn còn những khó khăn nhưng thị trường đã dần ổn định.
"Các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính đã ổn định được tình hình và tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trên tinh thần doanh nghiệp có trách nhiệm theo hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, nhà nước cũng có trách nhiệm tham gia kiểm tra, kiểm soát để thúc đẩy thực hiện cam kết theo nghĩa vụ, nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm, bảo vệ quyền lợi người dân, nhà đầu tư", Phó thủ tướng khẳng định.
Vì sao doanh nghiệp Mỹ đổ xô phát hành trái phiếu trong tháng 5?
Nếu không tính năm 2020 khi mà lãi suất ở mức siêu thấp khiến cho doanh nghiệp đua nhau phát hành đến 196 tỷ USD trái phiếu, giá trị phát hành trái phiếu tháng 5/2023 như vậy cao nhất trong 7 năm trở lại đây.
|
Đằng sau xu thế đầu tư mạnh vào trái phiếu trên toàn cầu trong thời gian gần đây
Khi mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang tiến dần đến điểm cuối của quá trình siết chặt chính sách tiền tệ, nhiều nhà đầu tư tổ chức và cá nhân đang mua vào cả trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp.
|