Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
10:45 | 30/09/2021 GMT+7

Tái hiện nghi thức cúng mừng lúa mới của đồng bào biên giới Hà Giang

aa
Hằng năm, vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 Âm lịch, tiết trời vùng cao se lạnh là lúc báo hiệu “mùa vàng” bội thu, đồng bào các dân tộc thiểu số hối hả vào vụ gặt cũng là dịp họ làm lễ mừng cơm mới.
Bộ đội Biên phòng An Giang đồng hành cùng đồng bào dân tộc Khmer vùng biên giới Bộ đội Biên phòng An Giang đồng hành cùng đồng bào dân tộc Khmer vùng biên giới
Bắt giữ tài xế vận chuyển trái phép ngoại tệ qua biên giới Bắt giữ tài xế vận chuyển trái phép ngoại tệ qua biên giới
Nâng cao nhận thức pháp luật của người dân biên giới Nghệ An Nâng cao nhận thức pháp luật của người dân biên giới Nghệ An

Thầy cúng hướng dẫn gia chủ chuẩn bị các lễ vật để làm Lễ cúng mừng lúa mới cho gia đình ông Vương Văn Phô, thôn Lùng Vi, xã Nà Khương, huyện Quang Bình. (Nguồn: baohagiang)

Thầy cúng hướng dẫn gia chủ chuẩn bị các lễ vật để làm Lễ cúng mừng lúa mới cho gia đình ông Vương Văn Phô, thôn Lùng Vi, xã Nà Khương, huyện Quang Bình. (Nguồn: baohagiang)

Hoàng Su Phì có trên 3.700ha ruộng bậc thang trải đều khắp các xã, thị trấn. Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trùng điệp và chạy từ ven suối lên đỉnh núi, tạo lên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được hình thành từ những bàn tay, khối óc và sự cần mẫn của người dân các dân tộc đời đời bám núi mưu sinh.

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên với độ rủi ro cao. Chính vì vậy, đồng bào các dân tộc nơi đây có nhiều tín ngưỡng và nghi lễ độc đáo cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Nghi lễ mở kho xin giống, Nghi lễ cúng vụ cấy, Nghi lễ cúng mừng cơm mới và Nghi lễ đóng kho… không chỉ hàm chứa giá trị văn hóa độc đáo về tín ngưỡng, tâm linh mà còn thể hiện sự tôn vinh cây lúa - cây nông nghiệp quan trọng của người nông dân.

Lễ mừng lúa mới của người Dao

Các gia đình người Dao ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì thường tổ chức Lễ mừng lúa mới (còn gọi là Lễ mừng cơm mới) khi bước vào vụ gặt, khoảng từ cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch hàng năm.

Với tục thờ đa thần nên người Dao xã Hồ Thầu Hồ quan niệm rằng, cây lúa cũng có linh hồn. Vì vậy theo nghi thức truyền thống, việc quan trọng nhất là rước hồn lúa mới về nhà. Trước khi tổ chức Lễ mừng lúa mới, mỗi gia đình phải đi rước hồn lúa mới từ cánh đồng về nhà.

Trong nhiều nghi lễ của người Dao ở Hà Giang có nghi thức dâng lúa lên bàn thờ

Trong nhiều nghi lễ của người Dao ở Hà Giang có nghi thức dâng lúa lên bàn thờ (ảnh minh họa)

Vào buổi sáng sớm, người phụ nữ trong gia đình ra ruộng lúa tỉa những bông to trĩu hạt vừa chín, buộc thành những bó nhỏ phơi trước nhà. Sau đó, chọn ra những bông to nhất buộc thành cụm treo lên vách nhà. Còn lại đem tuốt để làm cốm, nấu xôi dâng lên tổ tiên, trời đất.

Người Dao cho rằng, khi có cơm mới thì ông bà, tổ tiên, các vị thần linh phải là người được dùng trước, vì đã phù hộ cho gia đình có một mùa màng bội thu. Bởi vậy, đồng bào phải soạn một mâm lễ để dâng lên tổ tiên với những lễ vật gồm cơm mới, cốm, gà luộc, hoa quả và hương, tiền giấy và rượu.

Lễ vật quan trọng nhất trong Lễ mừng cơm mới là xôi nếp nấu với nước lá gừng tươi. Xôi chín, cho xôi ra lá chuối và hòa nước lá gừng vào xôi tạo thành màu xanh và tăng thêm mùi thơm của gạo nếp. Trên những bát xôi, đồng bào xếp những bông lúa thành vòng tròn nối các bát với nhau. Ngoài ra còn có sâu măng, cá chép ruộng, nhộng ong... là những sản vật của ruộng đồng và các con vật đã phù hộ, giúp đỡ cho gia đình có một mùa vụ tươi tốt.

Trong bài cúng của Lễ cúng cơm mới của người Dao, nội dung quan trọng nhất là thành tâm tưởng nhớ đến tổ tiên. Thầy cúng thay mặt gia chủ làm lễ để đuổi tà ma, những điều không may mắn, sau đó cho vào một chiếc thuyền bằng giấy rồi mang đi đốt để tống khứ những điều không may mắn ra khỏi nhà.

Sau khi hoàn thành lễ cúng tổ tiên, thầy cúng và gia đình sẽ lấy một ít thức ăn mang cho gia súc, gia cầm ăn trước. Điều này thể hiện lòng biết ơn tới các con vật nuôi, mong cho chúng luôn khỏe mạnh, bảo vệ gia đình, mùa màng tươi tốt. Sau đó, mâm cúng được gia đình dọn xuống, cùng những mâm cơm đã được chuẩn bị sẵn, các thành viên trong gia đình quây quần ăn uống vui vẻ, chúc cho nhau sức khỏe, bình an, mùa màng tốt tươi.

Lễ cúng cơm mới của người La Chí

Trong quan niệm của người La Chí xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì, Lễ cúng cơm mới là nghi lễ rất quan trọng. Trước ngày tổ chức, người vợ của chủ nhà- được coi như "Mẹ lúa" sẽ phải dậy rất sớm chuẩn bị gùi và dao nhíp đi ngắt những bông lúa đầu tiên đồ cơm mới cúng tạ ơn tổ tiên.

Việc đi ngắt những bông lúa đầu tiên còn có ý nghĩa rất thiêng liêng, bởi đây còn là nghi lễ “rước” hồn lúa về, với mong muốn cầu cho mùa vụ mới của gia đình sẽ may mắn, thuận lợi. Mặt khác, chỉ sau khi cúng cơm mới thì các gia đình mới được đem thóc mới thu hoạch vào nhà và ăn cơm nấu từ gạo mới. Trước khi cúng cơm mới, các gia đình không được đốt rơm rạ vì khi đó hồn lúa vẫn còn ở trên cây rơm cây rạ, nếu đốt năm sau sẽ bị mất mùa.

Sau khi cúng xong, các thành viên trong gia đình mời khách rượu hoẵng ngọt trong sừng trâu. (Nguồn: baohagiang)

Sau khi cúng xong, các thành viên trong gia đình mời khách rượu hoẵng ngọt trong sừng trâu. (Nguồn: baohagiang)

Nghệ nhân Long Chính Phong thôn Na Léng, xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì cho biết, theo quan niệm của người La Chí, khi đi ngắt lúa, người vợ chủ nhà kiêng không cho người khác biết, kiêng gặp người lạ, khi đi trên đường nếu gặp người khác cũng không chào, không hỏi. Người La Chí quan niệm, nếu hỏi chuyện, hồn lúa hoảng sợ sẽ đi mất, năm sau mùa màng của gia đình sẽ không được may mắn.

Khi cắt bông lúa đầu tiên, “Mẹ lúa” nói nhỏ: “Hồn gạo, hồn thóc đừng có chạy,” sau đó cắt ba bông gói vào một lá chuối tượng trưng cho việc hồn gốc lúa được cất vào trong gùi rồi mới tiếp tục cắt các bông lúa khác.

Các cum lúa (khóm lúa) cắt về được cất trong kho thóc để tránh trẻ nhỏ trông thấy, sờ vào để phòng khi giã ra thành gạo, nấu cơm dễ bị sống cơm, sẽ không may mắn cho gia đình. Đến đêm, khi các thành viên trong gia đình đã ngủ say, “Mẹ lúa” lấy các cum lúa mới ra sấy trên bếp rồi cho vào cối giã, sàng, sảy thành gạo để sáng sớm hôm sau dậy đồ xôi và làm cốm.

Đồng thời, "Mẹ lúa" chuẩn bị các lễ vật gồm: rượu hoẵng, thịt chim, cá chép ruộng - là những sản vật được săn bắt từ rừng và do gia đình tự nuôi, trồng trọt. Trong mâm lễ, nhất định phải có món thịt chuột nấu chín, bởi người La Chí cho rằng, con chuột là con vật thông minh, biết tự tìm thức ăn, ở đâu có thức ăn thì ở đó có chuột, nếu không cúng tế cho tổ tiên thì mùa màng sẽ bị loài vật này phá hoại.

Vào ngày này, các gia đình đều mời thầy cúng trong làng đến cúng giúp. Khi các món ăn đã chế biến xong, chủ nhà bày lên chiếc mâm đặt trước bàn thờ tổ tiên và tiến hành nghi lễ cúng. Ý nghĩa của bài cúng là nhờ có tổ tiên dạy bảo biết làm ra hạt gạo nuôi sống con người, hôm nay gia đình làm cơm mới mời tổ tiên, thần lúa, thần gạo... chứng kiến lòng thành, phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, sản xuất được nhiều lúa gạo.

Lễ mừng cơm mới dân tộc Nùng

Lễ cúng cơm mới là một trong những nghi thức mang đậm tín ngưỡng nông nghiệp của dân tộc Nùng xã Pố Lồ, huyện Hoàng Su Phì. Tùy theo thời vụ lúa chín mà được các gia đình tổ chức vào tháng tám hoặc tháng chín âm lịch hàng năm.

Để thực hiện nghi thức này, vào buổi sáng sớm, người Nùng sẽ ra ruộng lúa tỉa những bông lúa to nhất và vừa chín trong ruộng thường là lúa nếp, nếu lúa nếp chưa kịp chín thì đồng bào mới phải dùng đến lúa tẻ. Những bông lúa được buộc thành bó gánh về nhà.

Đồng bào Nùng Hà Giang vào vụ gặt (Ảnh minh họa)

Đồng bào Nùng Hà Giang vào vụ gặt (Ảnh minh họa)

Từ những bông lúa này sẽ tiếp tục chọn ra những bông to nhất buộc thành hai túm treo lên vách hai đầu bàn thờ. Còn lại đem tuốt làm cốm hoặc nấu thành xôi để dâng lên tổ tiên, trời đất. Nếu vì lý do nào đó mà gia đình không có đủ số thóc gạo mới để làm cốm hoặc nấu xôi thì có thể trộn lẫn một ít gạo cũ để nấu hoặc dùng một vài bông lúa mới đặt vào trong nồi xôi để lấy tinh chất hương hoa của hạt lúa mới dâng lên tổ tiên.

Sau khi rước được hồn lúa về nhà, các gia đình sẽ chuẩn bị cho Lễ cúng cơm mới. Lễ vật trong mâm cúng rất phong phú, hầu hết đều là thức ăn được chế biến từ các sản vật do gia đình tự chăn nuôi và trồng cấy, như thịt gà, thịt lợn, cá chép ruộng và các loại rau, củ, quả, thực phẩm, bánh trái… Tuy nhiên, lễ vật quan trọng nhất không thể thiếu được trong mâm cúng này là xôi và bánh dày.

Lựa chọn những bông lúa nếp tốt nhất của vụ mới, những người phụ nữ trong gia đình sẽ đồ xôi trong những chiếc chõ gỗ. Khi xôi chín, một nửa được bày lên mâm cỗ, nửa còn lại được các mẹ, các chị giã mịn, nặn thành bánh dày. Sau khi gia chủ khấn lễ cảm tạ trời đất và mời ông, bà tổ tiên về ăn cơm mới cùng con cháu, các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần ăn bữa cơm đoàn viên.

Lễ cúng lúa mới là một nghi thức tiêu biểu trong hệ thống các nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của dân tộc Nùng huyện Hoàng Su Phì; thể hiện sự trân trọng và tôn vinh giá trị cây lúa - cây nông nghiệp quan trọng nhất trong đời sống sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng người Nùng. Bên cạnh đó, lễ cúng cơm mới còn là dịp để các gia đình thể hiện sự hiếu kính với tổ tiên và giáo dục thế hệ trẻ hiểu thêm về truyền thống văn hóa đặc trưng của dân tộc.

Hiện nay, đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vẫn duy trì và thực hành các nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc, đồng thời gắn kết cộng đồng các dân tộc với nhau.

Kiên Giang: Lập bàn thờ vọng, cùng đồng đội tiễn biệt người thân giữa biển khơi Kiên Giang: Lập bàn thờ vọng, cùng đồng đội tiễn biệt người thân giữa biển khơi
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hay tin bố vợ, Thiếu tá Trần Văn Tú - Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Gành Dầu, TP Phú Quốc - Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang không thể về quê chịu tang, đồng đội trong đơn vị đã lập bàn thờ vọng ngay tại Đồn để anh bái vọng, tiễn biệt người thân.
Bất chấp dịch bệnh, hàng chục đối tượng tụ tập đánh bạc tại huyện biên giới Bất chấp dịch bệnh, hàng chục đối tượng tụ tập đánh bạc tại huyện biên giới
Bất chấp số ca mắc Covid-19 trên địa bàn huyện đang diễn biến phức tạp, hàng chục đối tượng ở huyện biên giới An Phú, tỉnh An Giang vẫn tụ tập đánh bạc gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Vun đắp mối quan hệ hữu nghị hai bên biên giới Vun đắp mối quan hệ hữu nghị hai bên biên giới
Ngày 26-8-2014, thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức ký kết nghĩa cụm dân cư biên giới với thôn Thán Sản, thị trấn Na Lương, khu Phòng Thành, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Sau 7 năm kết nghĩa, tình đoàn kết, gắn bó của nhân dân hai thôn được bồi đắp; hai bên thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm hỏi, giao lưu văn hóa, văn nghệ, chúc mừng nhau trong các dịp lễ, tết của mỗi nước.
Nga Anh
Nguồn: baodantoc.vn

Tin bài liên quan

Địa phương Việt Nam - Campuchia: cam kết mạnh mẽ trong phát triển đường biên

Địa phương Việt Nam - Campuchia: cam kết mạnh mẽ trong phát triển đường biên

Năm 2024, rất nhiều biên bản thỏa thuận hợp tác được kí kết giữa các địa phương Việt Nam với các địa phương Campuchia. Điều này đã thể hiện ưu tiên, những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam và Campuchia trong việc phát triển cũng như xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị.
Plan International Việt Nam sẽ hỗ trợ gần 4.000 người dân Hà Giang khắc phục hậu quả bão số 3

Plan International Việt Nam sẽ hỗ trợ gần 4.000 người dân Hà Giang khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 31/10, tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp với Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Giang, UBND huyện Hoàng Su Phì, cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoàng Su Phì tổ chức hội thảo khởi động dự án "Hỗ trợ người dân phục hồi sớm sau bão số 3 (YAGI) tại Hà Giang".
Hội nghị tuyên truyền về công tác quản lý biên giới dành cho 10 tỉnh tiếp giáp với Lào

Hội nghị tuyên truyền về công tác quản lý biên giới dành cho 10 tỉnh tiếp giáp với Lào

Ngày 16/10, tại thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam, Bộ Công Thương, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức “Hội nghị tuyên truyền về công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào” dành cho 10 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.

Các tin bài khác

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Ngày 12/11, tại xã Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4 (Quân khu 4) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Lễ khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ kỳ 1, giai đoạn 1 cho 26 học viên là người dân trên địa bàn bản Lam Hợp của xã này.
Khi hai thôn Việt - Lào hòa chung nhịp sống

Khi hai thôn Việt - Lào hòa chung nhịp sống

Mô hình kết nghĩa thôn bản ở biên giới Việt - Lào đang dần trở thành biểu tượng của tình hữu nghị bền vững giữa hai dân tộc. Tại những khu vực biên giới xa xôi này, người dân hai quốc gia không chỉ chung sống hòa bình mà còn hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh, tạo nên tình đoàn kết, gắn bó như ruột thịt.
Người dân 3 xã biên giới ở Nghệ An vui ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Người dân 3 xã biên giới ở Nghệ An vui ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), tại nhiều bản biên giới ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao đầy ý nghĩa, thiết thực, thắm tình đoàn kết quân dân.
Tây Ninh: xuất quân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Tây Ninh: xuất quân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Ngày 7/11 tại tỉnh Tây Ninh, Quân khu 7 tổ chức lễ xuất quân, giao nhiệm vụ cho 4 đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia, giai đoạn 24 (mùa khô 2024 - 2025).

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 8) ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát thông tin cảnh báo về tình trạng mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo, thu tiền của người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động