Vun đắp mối quan hệ hữu nghị hai bên biên giới
Đồng thời, nhân dân hai bên cùng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trường sinh thái dọc sông biên giới; khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn và phòng, chống dịch bệnh...
Đến biên giới Pò Hèn vào những ngày chuẩn bị cho Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 6, chúng tôi được nghe những câu chuyện cảm động về tình đoàn kết, gắn bó giữa quân và dân hai bên biên giới. Bà Nguyễn Thị Xuân, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Pò Hèn chia sẻ, nhân dân hai thôn Pò Hèn và Thán Sản có quan hệ dòng họ, thân tộc lâu đời, với nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán, có quan hệ hữu nghị, đoàn kết. Khi chưa xảy ra dịch Covid-19, nhân dân hai bên biên giới thường xuyên thăm hỏi, động viên nhau vào các dịp lễ, tết, hiếu, hỷ hay ốm đau; tổ chức các hoạt động giao lưu thể thao, văn hóa, văn nghệ; giới thiệu bản sắc văn hóa địa phương; giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng thôn bản ấm no, giàu đẹp... Đặc biệt, nhân dân hai bên trao đổi với nhau những kinh nghiệm hay để thúc đẩy kinh tế phát triển - xã hội phồn vinh; tăng cường sự gắn bó với lực lượng bảo vệ biên giới ở mỗi nước trong công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Trong 7 năm kết nghĩa, người dân thôn Pò Hèn cùng với Đồn Biên phòng Pò Hèn, BĐBP Quảng Ninh và người dân thôn Thán Sản, Chi đội Quản lý biên giới khu Phòng Thành tổ chức 20 cuộc giao lưu văn hóa; tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng, vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, truyền thống của hai Đảng, hai Nhà nước và hai địa phương; truyền thống văn hóa tốt đẹp của hai dân tộc. Mặt khác, vận động nhân dân hai bên biên giới chấp hành và thực hiện nghiêm 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; cùng nhau bảo vệ, không làm hư hỏng mốc quốc giới, không làm thay đổi đường biên giới, dòng chảy, bảo vệ môi trường sông, suối biên giới; phòng, chống các loại tội phạm.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhân dân thôn Pò Hèn đã tặng 2.000 chiếc khẩu trang và một số vật tư y tế giúp nhân dân thôn Thán Sản phòng, chống dịch. “Do dịch Covid-19, các hoạt động giao lưu không được thực hiện, nhưng hai bên thường xuyên trao đổi, thăm hỏi, động viên lẫn nhau, chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh, để mỗi thôn có những biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Đồng thời, người dân hai bên biên giới phát huy tinh thần đoàn kết, hữu nghị, không tiếp tay cho hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép và các loại tội phạm; cùng nhau quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới” - Bà Nguyễn Thị Xuân chia sẻ.
Theo ông Lưu Viễn Ba, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Thán Sản, mối quan hệ giữa nhân dân hai thôn ngày càng được gắn bó keo sơn, hướng tới mục tiêu chung xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, đời sống nhân dân hai bên ngày càng phát triển cả về vật chất và tinh thần. Thông qua kết nghĩa, nhiều vụ việc phát sinh trên biên giới được giải quyết ổn thỏa, kịp thời, tạo bầu không khí thân thiện, hiểu biết lẫn nhau.
Có thể khẳng định, hoạt động kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới không chỉ gắn kết người dân hai bên, mà nó có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Thiếu tá Mai Văn Thể, Chính trị viên Đồn Biên phòng Pò Hèn cho biết: Việc kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới giữa thôn Thán Sản và Pò Hèn và kết nghĩa “Đồn - Trạm hữu nghị, biên giới bình yên” giữa Đồn Biên phòng Pò Hèn và Chi đội Quản lý biên giới khu Phòng Thành đã đưa các hoạt động đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân được tổ chức bài bản, phong phú, có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ được lồng ghép với tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân hai bên một cách hiệu quả, thiết thực.
“Trong những năm qua, nhân dân hai bên biên giới đã cung cấp nhiều thông tin giúp lực lượng bảo vệ biên giới hai nước đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Đặc biệt, khu vực biên giới đơn vị phụ trách không để xảy ra vụ việc vi phạm chủ quyền lãnh thổ, xâm canh, xâm cư trái phép; người dân hai bên không tham gia, tiếp tay cho các hoạt động vi phạm pháp luật...” - Thiếu tá Mai Văn Thể khẳng định.
Thực hiện Chỉ thị 2219/CT-BTLBP ngày 19-9-2012 của Bộ Tư lệnh BĐBP và Kế hoạch số 1201/KH-UBND ngày 18-3-2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về tổ chức kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ninh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo, chỉ đạo các huyện, thành phố biên giới đất liền trao đổi, hội đàm với chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức kết nghĩa 8 cụm dân cư hai bên biên giới. |
Gương sáng bảo vệ an ninh biên giới
Sinh sống tại thôn Bản Máy, xã Bản Máy (Hoàng Su Phì), ông Hoàng Xín Phủ là tấm gương điển hình tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc cũng như giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn. Những năm qua, người dân nơi đây luôn dành cho ông tình cảm quý mến, trân trọng, coi ông là một tấm gương sáng để mọi người noi theo.
|
Tạo động lực phát triển bền vững nông thôn, miền núi, hải đảo
Đến năm 2019, 99,53% hộ dân Việt Nam có điện (tăng 97% so với năm 1975). Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là nước đang phát triển thành công về tỉ lệ điện khí hóa nông thôn cao trên thế giới. Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo đã và đang tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương thụ hưởng.
|
“Tay kéo vàng” trên buôn làng biên giới
“Đến hẹn lại lên”, thường thì vào ngày cuối tuần, những “tay kéo” ở các đồn Biên phòng (BP) trên tuyến biên giới Tây Nguyên lại “khăn gói” về làng. Nếu làm phép tính đơn giản, mỗi chuyến đi như thế chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của bà con và số tiền gọi là “tiết kiệm chi phí” cho dân cũng chẳng đáng là bao. Nhưng sự hiện diện của những “tay kéo BP” nơi buôn làng xa xôi đã lan tỏa nét đẹp tình người trong cộng đồng…
|