Tác phẩm của Lưu Hoàng Kiếm giành giải đặc biệt trong cuộc thi về niềm tin chiến thắng Covid-19
2000 cán bộ, chiến sĩ “Sư đoàn quả đấm thép Miền Đông Nam Bộ” gấp rút vào tâm dịch giúp dân Phát huy cao độ phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, bản lĩnh của của người cán bộ, chiến sĩ “Sư đoàn quả đấm thép Miền Đông Nam Bộ”, ngay sau lễ xuất quân, từng đoàn xe sẽ đưa các cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 5 tiến thẳng vào tâm dịch đến những khu vực cách ly, bệnh viện dã chiến, các trạm chốt trên địa bàn TPHCM để hỗ trợ nhân dân. |
Chính phủ tiếp tục lan tỏa đoàn kết, quyết tâm, cảm hứng để nỗ lực sớm vượt qua đại dịch, phục hồi và phát triển KTXH Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 11/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, cho biết đây là tinh thần được tập thể Chính phủ khẳng định tại phiên họp trực tuyến toàn quốc đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 với các địa phương diễn ra cùng ngày, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. |
Được phát động từ giữa tháng 6/2021, cuộc thi đã nhận được 50 bài dự thi của các thí sinh trong đó có rất nhiều bạn đang sinh sống tại những khu vực có dịch bệnh diễn biễn phức tạp tại TP Hồ Chí Minh. Các tác phẩm đều thể hiện ước mong dịch bệnh sớm kết thúc, Chính phủ Việt Nam dập dịch thành công để cuộc sống người dân lại trở về bình thường.
Chia sẻ về cuộc thi, Đại sứ Hàn Quốc Park Noh-wan cho biết: “Tôi rất cảm động khi chiêm ngưỡng những tác phẩm thiết kế độc đáo mang đầy xúc cảm, cá tính riêng của các thí sinh. Mặc dù chúng ta đang phải trải qua giai đoạn rất khó khăn, nhưng tôi tin tưởng chắc chắn rằng cùng với nhau, chúng ta có thể vượt qua những khó khăn này. Hãy cùng nhau mạnh mẽ lên.”
Theo Ban tổ chức, giải Đặc biệt của cuộc thi trị giá 40 triệu đồng và giấy chứng nhận của Đại sứ quán Hàn Quốc sẽ được trao cho em Lưu Hoàng Kiếm với tác phẩm “Together we heal, together we rise (tạm dịch: Cùng nhau sẻ chia, cùng nhau chiến thắng).
“Em rất bất ngờ và vui mừng khi nhận giải thưởng lần này. Em rất biết ơn cuộc thi vì đã cho em cơ hội để lan tỏa thông điệp tích cực động viên mọi người chống dịch bằng sự sáng tạo và khả năng thiết kế của mình. Dịch bệnh thực sự khiến không chỉ riêng em mà rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhưng không vì thế mà ta đánh mất hy vọng, niềm tin rằng chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua và chiến thắng”, em Lưu Hoàng Kiếm chia sẻ.
Ban Tổ chức cũng cho biết: giải Nhất cuộc thi là tác phẩm “Victory over Covid-19 (tạm dịch: Chiến thắng Covid-19)” của Trần Hoàng Huy; giải Nhì là tác phẩm “Thế giới đoàn kết chống Covid-19” của tác giả Trần Lê Thuần và giải Ba là tác phẩm “Đồng lòng chiến thắng Covid-19” của Tạ Thăng Long. 2 giải Tài năng được trao cho tác giả Nguyễn Trung Kiên với tác phẩm Hy vọng và “Stay strong, stay safe together" (Cùng nhau khỏe và an toàn) của tác giả Lê Phương Anh.
Các tác phẩm đoạt giải tại cuộc thi:
Giải Nhất - tác phẩm “Victory over Covid-19 của em Trần Hoàng Huy. |
Giải Nhì - Tác phẩm “Thế giới đoàn kết chống Covid-19” của bạn Trần Lê Thuần. |
Giải Ba - Tác phẩm “Đồng lòng chiến thắng covid-19” của bạn Tạ Thăng Long. |
Giải Tài năng - Tác phẩm "Hy vọng" của bạn Nguyễn Trung Kiên. |
Giải Tài năng - Tác phẩm “Stay strong, stay safe together" của bạn Lê Phương Anh. |
Nữ họa sĩ trẻ Việt kiều lan tỏa vấn đề da cam ở Việt Nam đến công chúng Pháp qua 10 bức tranh đồ họa Cô gái trẻ Võ Trâm Anh, sinh ra và lớn lên tại Pháp, nhưng khi tìm hiểu về vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam qua báo chí đã quyết định phản ánh toàn cảnh về chất độc da cam qua 10 bức tranh đồ họa. |
Người Việt tại Cộng hòa Séc đoàn kết vượt qua đại dịch COVID-19 Cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Séc đã nêu cao tinh thần đoàn kết, kịp thời hỗ trợ lẫn nhau vượt qua đại dịch, đồng thời có nhiều hoạt động thiết thực hướng về quê hương đất nước. |
Chia sẻ khó khăn, hỗ trợ thiết thực cho người dân cùng vượt qua đại dịch Những ngày qua, “hàng thiết yếu” là từ khóa được rất nhiều người quan tâm. Và 2 ngày gần đây, từ khóa này lại được nhắc đến nhiều hơn khi Chính phủ liên tiếp có chỉ đạo giảm giá điện, nước, viễn thông cho người dân gặp khó khăn do giãn cách xã hội. |