Tác giả ca khúc "Dòng sông ai đã đặt tên" Trần Hữu Pháp qua đời
Nghệ sĩ Lê Bình sau thời gian dài chống chọi với ung thư phổi Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần ở tuổi 99 Nam diễn viên hài nói đùa về cơn đột quỵ... qua đời ngay trên sân khấu |
Chân dung nhạc sĩ Trần Hữu Pháp - môjt nhạc sĩ từng một thời rất được yêu mến, đặc biệt là các em thiếu nhi. |
Sau nhiều năm chống trọi và chiến đấu dũng cảm với bệnh tật, người nhạc sĩ tài hoa Trần Hữu Pháp đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày hôm qua - 29/5/2019 dương lịch. Điều đặc biệt khiến mọi người luôn nhớ đến ông không phải chỉ vì ông là một nhạc sĩ "đại thụ" của làng âm nhạc Việt Nam mà còn chính bởi sự cảm động trước nỗi niềm đau đáu, luôn hướng về quê hương Bình Định của ông ngay cả khi đang nằm trên giường bệnh.
Trong một lần phỏng vấn trên báo Dân Trí vào năm 2014, khi đã mắc bệnh, dù ông không còn nhớ được nhiều, nhưng trong ký ức của ông vẫn luôn in đậm những kỷ niệm gắn liền với những vần thơ hay lời ca trong thời hoạt động cách mạng của mình.
Hơn 60 năm cống hiến hết mình cho sự nghiệp văn học nghệ thuật, nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đã được Nhà nước tặng thưởng Huy chương vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật, Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhì và Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Không dừng lại ở đó, ông vẫn âm thầm sưu tầm nhạc dân gian để hoàn thành tiếp những tuyển tập ca khúc mới, hoàn thành bài hát ru (Nguồn gốc hô bài chòi) của Bình Định quê anh và tập ca khúc Gửi Huế cung đàn.
Cho đến nay, nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đã sáng tác hơn 400 tác phẩm thơ ca khác nhau. Mỗi ca khúc là một nốt thăng trầm của từng giai đoạn đấu tranh giải phóng đất nước của dân tộc, hay nhiều ca khúc gắn với mỗi địa danh mà nhạc sĩ đã đi qua.
Vậy là, từ một cậu bé chăn vịt ở một làng quê nghèo, sau khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng và được đào tạ âm nhạc bài bản, nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đã chứng tỏ được tài năng thiên bẩm của mình cho mọi người thấy thông qua những ca khúc đi sâu vào tâm trí của khán giả.
Trần Hữu Pháp sinh năm 1933. Ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho giáo nghèo tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Năm 1954, cố nhạc sĩ tập kết ra miền Bắc, thoát ly gia đình để phục vụ cách mạng, ông làm phóng viên báo Tiền Phong từ năm 1958 đến 1960. Sau khi được đi học lớp bồi dưỡng âm nhạc, do Bộ Văn hóa tổ chức, anh chuyển về NXB Âm nhạc. Đến nay, nhiều tác phẩm của ông vẫn được khán giả nhớ đến như một "huyền thoại". Trong đó không thể không kể đến: Dòng sông ai đã đặt tên, Em bé Bảo Ninh (dựa theo thơ Nguyễn Văn Dinh), Mùa xuân Praha, Còn mãi trong tôi chiều Matxcơva, Người về Paris,... |
Xem thêm
Kim Loan rực lửa tại The Voice và hình ảnh gầy gò cuối đời "Sư tử" Kim Loan gây ấn tượng trong cuộc thi The Voice 2012 bởi những tiết mục rock mạnh mẽ, cá tính. |
Bạn thân của Anh Vũ tiết lộ lí do nam nghệ sĩ qua đời đột ngột Vào tối qua, ngày 1/4 (giờ địa phương), diễn viên hài Anh Vũ đã đột ngột qua đời tại quận Cam, tiểu bang California, Mỹ. Trước ... |
Sao Việt bàng hoàng trước tin diễn viên hài Anh Vũ qua đời (TĐO) - Tối qua 1/4 (giờ địa phương), diễn viên hài nổi tiếng Anh Vũ đã mất tại California sau một buổi diễn, hưởng dương ... |