Sửa đổi quy định về hoạt động thương mại biên giới, hướng đến xuất nhập khẩu minh bạch và bền vững
Sửa đổi quy định về hoạt động thương mại biên giới, hướng đến xuất nhập khẩu minh bạch và bền vững. (Ảnh minh họa) |
Quy định mới về thanh toán và tiêu chuẩn hàng hóa
Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Nghị định số 14/2018/NĐ-CP quy định về phương thức thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới. Nghị định 122 tiếp tục cho phép ba phương thức thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới: thanh toán qua ngân hàng, thanh toán bù trừ và thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, phương thức thanh toán bằng tiền mặt chỉ được áp dụng đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.
Nghị định bổ sung quy định về tiêu chuẩn hàng hóa. Theo đó, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo pháp luật của nước nhập khẩu.
Điều chỉnh điều kiện đối với chủ thể hoạt động tại chợ biên giới
Nghị định 122 sửa đổi điều kiện đối với chủ thể hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, bao gồm:
-
Thương nhân, công dân Việt Nam đã đăng ký cư trú tại khu vực biên giới.
-
Thương nhân, công dân của nước có chung đường biên giới, có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định.
-
Thương nhân, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh của nước có chung đường biên giới đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Quy định mới về xuất nhập cảnh người và phương tiện
Chủ hàng, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa, nhân viên phục vụ trên xe, tàu, thuyền là công dân Việt Nam thực hiện xuất nhập cảnh theo quy định của điều ước quốc tế và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phù hợp với loại phương tiện. Phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa và chủ thể kinh doanh của Việt Nam khi qua cửa khẩu, lối mở biên giới phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng.
Cư dân biên giới phải có mặt để làm thủ tục xuất nhập khẩu từ năm 2029
Từ ngày 1/1/2029, khi thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, cư dân biên giới phải có mặt để làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Từ ngày 1/1/2030, hàng hóa chỉ được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu quốc tế; cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); cửa khẩu phụ; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối mở biên giới đã hoàn thành trình tự mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới, lối mở biên giới theo quy định pháp luật hiện hành và đã đạt thỏa thuận song phương về cho phép xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi hàng hóa.
Nghị định số 122/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024 và được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới phát triển ổn định, bền vững.
Xây dựng đường biên giới hòa bình, phát triển giữa Kon Tum - Attapư - Sê Kông Kon Tum cùng hai tỉnh biên giới Attapư và Sê Kông (Lào) đang đẩy mạnh các hoạt động hợp tác toàn diện nhằm xây dựng một đường biên giới hòa bình và phát triển, thông qua việc phối hợp bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, ngăn chặn tội phạm xuyên biên giới, nâng cao nhận thức của người dân về quan hệ hữu nghị Việt - Lào... |
Tăng cường hợp tác trong phòng, chống mua bán người và tội phạm xuyên biên giới Ngày 2/10, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Việt Nam tổ chức Hội nghị khởi động hoạt động hợp tác nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến đầu về phòng, chống mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia. |