Sôi nổi Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II năm 2022
Bế mạc Ngày hội giao lưu Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III Chiều 3/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào, lần thứ III năm 2022. |
Quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè Slovakia thông qua “Ngày Châu Á 2022” Vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam Việt Nam tại Slovakia cùng các Đại sứ quán Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc và chính quyền thành phố Bratislava đã phối hợp tổ chức “Ngày Châu Á 2022”. |
Ngày hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức.
Khai mạc Ngày hội Văn hoá các dân tộc Dao lần thứ II năm 2022 tại Thái Nguyên (Ảnh: thainguyen.gov.vn). |
Phát biểu khai mạc Ngày hội, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng khẳng định: Văn hóa của đồng bào Dao là sự kết tinh trong quá trình lao động sáng tạo, là tài sản văn hóa vô cùng quý báu của nền văn hóa dân tộc, cần phải được giữ gìn, bồi đắp để ngày một làm giàu thêm cho nền văn hóa dân tộc.
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cho biết: "Đến với Thái Nguyên, về với Ngày hội, người dân, du khách được thưởng thức các làn điệu dân ca, dân vũ, được chiêm ngưỡng sắc màu thổ cẩm rực rỡ, cùng nhau hòa mình vào không gian các lễ hội gắn với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Dao và không khí náo nhiệt, sôi động của các môn thi đấu thể thao truyền thống".
Bộ trưởng kỳ vọng, Ngày hội không chỉ góp phần bảo tồn, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, mà còn là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa phương phát triển.
Ngay sau phần Lễ khai mạc là Chương trình nghệ thuật chào mừng với chủ đề “Giấc mơ mặt trời”. Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương, 13 cảnh với sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 14 tỉnh, thành trong cả nước. Từng chương của Chương trình đã khắc họa lịch sử kiến tạo từ xa xưa của địa bàn vùng núi cao nơi có đồng bào dân tộc Dao cư trú; ôn lại truyền thống anh hùng của Nhân dân các dân tộc miền núi trong công cuộc bảo vệ chủ quyền xây dựng đất nước, trong đó có đồng bào dân tộc Dao.
Màn hát múa “Thái Nguyên vòng tay bạn bè” (Ảnh: thainguyen.gov.vn). |
Chương trình nghệ thuật được dàn dựng kết cấu xuyên suốt theo mạch thời gian được đan xen giữa nội dung nghệ thuật và các sự kiện của buổi lễ; gắn kết, hòa trộn các hình thức diễn xướng tổng hợp gồm các loại hình nghệ thuật như: Ca, múa, nhạc, diễn xướng dân gian, hoạt cảnh, diễn kịch hình thể, hiệu ứng cổ động…
Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam khẳng định, văn hóa các dân tộc thiểu số là di sản quý giá, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc Dao nói riêng là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng.
Qua đó, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam đề nghị, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, các cấp, ngành, đặc biệt là ngành Văn hóa, cần tham mưu cho Đảng, Trung ương tiếp tục đẩy mạnh việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc; tạo mọi điều kiện nâng cao mức thụ hưởng và tham gia hoạt động sáng tạo văn hóa của Nhân dân; kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững...
Ngày hội Văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II, năm 2022 diễn ra tại tỉnh Thái Nguyên từ ngày 6 đến 8/10. Ngoài điểm nhấn là Lễ khai mạc, Lễ bế mạc, Ngày hội sẽ tổ chức nhiều hoạt động triển lãm, trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống ẩm thực truyền thống; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Dao; thi đấu các môn thể thao dân tộc và trò chơi vận động dân gian.
Cùng với đó, Ban Tổ chức sẽ kết hợp giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch, điểm đến, các tour tham quan của các địa phương; các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, trưng bày sản phẩm nông nghiệp OCOP tỉnh Thái Nguyên.
Thái Nguyên là vùng đất trù phú với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, nơi sinh sống đan xen của 51/54 dân tộc anh em, trong đó đông nhất là 08 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa. Theo dòng chảy lịch sử, mỗi dân tộc đều tạo dựng cho mình một truyền thống, bản sắc văn hóa riêng và dân tộc Dao ở Thái Nguyên cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Là một trong số ít những dân tộc còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử, có giá trị tinh thần cao, có thể nói rằng, với 51 dân tộc anh em cư trú tại tỉnh, dân tộc Dao chiếm một vị trí hết sức quan trọng, cùng với đồng bào Dao cả nước có những đóng góp to lớn trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, đoàn kết, xây dựng quê hương, đất nước. |