Sở Tài chính Hải Phòng ra thông báo, DN kêu trời, ngân hàng nguy cơ lây nhiễm Covid-19
Hải quan Hải Phòng thu giữ lô phụ kiện điện thoại Trung Quốc đội lốt “Made in Vietnam” Hàng nghìn phụ kiện điện thoại như: tai nghe, cáp nối, sạc dự phòng… có xuất xứ Trung Quốc nhưng được đội lốt “Made in ... |
Rời ghế Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, ông Nguyễn Tiến Lộc làm gì? Ông Nguyễn Tiến Lộc - Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng chính thức giữ chức vụ Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, ... |
Sở Tài chính Hải Phòng thông báo bất ngờ, ngân hàng nguy cơ thành ổ dịch Covid-19
Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu phản ánh với PV Thời Đại, từ ngày 16/12/2019, Sở Tài chính Hải Phòng bắt đầu tiếp nhận nhiệm vụ thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng với 11 điểm thu tiền mặt. Đến ngày 16/3/2020 dừng thu tại 5 điểm, các điểm thu phí dừng hoạt động là điểm thu số 4 (tòa nhà Lê Phạm - số 508 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, TP. Hải Phòng); điểm thu số 7 (tầng 1 - Khách sạn Dầu Khí - số 441 Đà Nẵng, Ngô Quyền); điểm thu số 8 (tầng 2, tòa nhà Nam Phát, Km 105 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hải An); điểm thu số 11 (tầng 1, tòa nhà Cảng Hải An - đường 356, quận Hải An); điểm thu số 16 (Văn phòng Cảng container quốc tế Hải Phòng, huyện Cát Hải).
Nội dung thông báo số 60/TB-STC chỉ đạo việc nộp phí hạ tầng cảng biển trực tiếp tại 21 quầy thu của Vietcombank, Vietinbank tại Hải Phòng. |
Bất ngờ, đến ngày 31/3/2020, ông Lê Ngọc Trữ - Giám đốc Sở Tài chính Hải Phòng - ký thông báo số 60/TB-STC về việc tạm dừng 6 điểm thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiến ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng do Sở Tài chính thu với lý do ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
"Điều trái khoáy, thông báo nêu rõ việc tạm dừng 6 điểm thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển từ... 0 giờ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 15/4/2020. Với quyết định bất ngờ này và khoảng thời gian quá ngắn, DN không quay trở kịp với hàng loạt với mắc để có thể được nộp phí và rủi ro trong kinh doanh giữa mùa dịch Covid-19 càng tăng", một Giám đốc DN xuất nhập khẩu xin được giấu tên, chia sẻ với PV.
Theo thông báo này các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan thực hiện ngay việc nộp phí sử dụng hạ tầng cảng biển Hải Phòng qua cổng thanh toán điện tử Hải quan (thanh toán 24/7) tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank và ngân hàng TMCP Quân đội MB.
Đối với trường hợp chưa thực hiện nộp phí sử dụng hạ tầng cảng biển Hải Phòng thông qua cổng thanh toán 24/7 thì thực hiện nộp phí theo hình thức chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp tại 21 quầy thu của Vietinbank và Vietcombank tại Hải Phòng.
Theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày đầu thực hiện nhiều điểm thu trong 21 điểm thu được chỉ định đi kèm với số 60/TB-STC ngày 31/3/2020 đã có tình trạng quá tải và có dấu hiệu làm trái Chỉ thị của Thủ tướng về "cách ly toàn xã hội".
Tại phòng giao dịch Thắng Lợi, ngân hàng Vietinbank, số 441 Đà Nẵng, quận Hải An hay số 1 Điện Biên Phủ... số lượng người nộp phí đến giao dịch cùng thời điểm tăng vọt, thậm chí nhân viên ngân hàng phải phân luồng khách hàng từ vỉa hè, phát tờ khai, phát số chờ đến lượt để tránh tập trung quá đông người bên trong không gian quầy giao dịch.
Sáng 01/4/2020, người nộp phí hạ tầng cảng biển chen chúc nhau đến giao dịch tại phòng giao dịch ngân hàng Vietinbank (Quận Hải An, Hải Phòng). |
Chia sẻ với Thời Đại, chị H.N - Đại diện một doanh nghiệp xuất nhập khẩu bức xúc cho biết: "Lâu nay công ty chúng tôi vẫn nộp tiền mặt tại các điểm thu của Sở Tài Chính, sau thông báo trên không xoay kip bởi chuyển tiền online thì không thực hiện được, đăng ký thanh toán qua cổng Hải Quan 24/7 bị nghẽn mạng và phải qua rất nhiều thủ tục mà mãi vẫn không thực hiện được, đến khi ra điểm thu tại ngân hàng Vietinbank thì nhân viên phải chen chúc chờ đợi. Giữa mùa dịch Covid-19 mà chen nhau ở ngân hàng rất dễ lây nhiễm Covid-19 và làm trái với Chỉ thị của Thủ tướng”.
Theo tìm hiểu của PV, với những DN nhập hàng hoá nhiều lần số lượng lớn dù đã đăng kí chữ kí số với cổng 24/7 cũng gặp khó vì nghẽn mạng; còn hàng loạt DN nhập ít, nhập 1 lần, chưa từng đăng kí chữ kí số thì hiện chưa làm được trên cổng 24/7 vì phải qua rất nhiều thủ tục. |
Để không phải làm trái Chỉ thị của Thủ tướng trong phòng chống dịch Covid-19, về lý thuyết DN có thể chuyển tiền vào tài khoản ngân sách ở Kho bạc Hải Phòng. Tuy nhiên, vì nộp tiền vào tài khoản ngân sách ở Kho bạc nhà nước nên không chuyển online được mà chỉ có thể đi nộp trực tiếp. Điều trái khoáy là, hiện việc nộp trực tiếp chỉ có Vietcombank (VCB) Hải Phòng được ủy quyền thu. Tuy nhiên, các điểm giao dịch của VCB tại Hải Phòng cũng ít, lại tuân thủ quy định không tụ tập đông người nên theo ghi nhận của PV, ngay sáng 1/4 đã tập trung đông đảo đại diện DN chờ đóng tiền. Sau đó VCB đã phải yêu cầu giải tán hết khiến nhiều DN đang loay hoay.
Trao đổi với PV, nhiều nhân viên của các DN, cho biết trong ngày họ phải chạy đi chạy lại nhiều nơi để giao dịch trên toàn thành phố nên nếu bị lây nhiễm Covid-19 từ phòng giao dịch của ngân hàng thì không biết hậu quả sẽ thế nào?
Ở một diễn biến khác, trao đổi với Thời Đại về những bất cập sau thông báo số 60/TB-STC ngày 31/3/2020, ông Cáp Trọng Tuấn - Phó Giám đốc Sở Tài Chính Hải Phòng, cho biết ngày 01/4/2020 Sở này đã kiểm tra và nhận thấy sự quá tải tại một số điểm thu trực tiếp trong 21 điểm thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng cảng biển (21 điểm thu này đặt tại các phòng giao dịch chi nhánh Ngô Quyền, chi nhánh Hải Phòng - Ngân hàng Vietinbank; các phòng giao dịch Vietcombank tại Hải Phòng).
"Hôm nay là ngày đầu tiên nên doanh nghiệp, công ty chạy lệnh nộp phí tập trung tại một số điểm nên gây ách tắc chứ không phải toàn hệ thống 21 điểm thu. Dự kiến hai tuần nữa việc nộp phí qua Internet Banking sẽ đưa vào thực hiện và Sở sẽ đóng các điểm thu này" - Ông Tuấn giải thích.
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc "khoanh vùng" 21 điểm thu tại Hải Phòng mà thay vào đó là việc mở rộng ra hệ thống các phòng giao dịch, chi nhánh khác của hai ngân hàng trên ở phạm vi toàn quốc để giảm tải cho 21 điểm thu đồng nghĩa với việc hạn chế tập trung đông người tại một khu vực trong cùng một thời điểm thì ông Tuấn không trả lời.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày (kể từ ngày 1/4/2020) trên phạm vi toàn quốc sau đó nhiều quan chức Chính phủ, bộ ngàng đã có những hướng dẫn cụ thể.
Tuy nhiên, theo phản ánh của đại diện nhiều doanh nghiệp với Thời Đại, với thông báo số 60/TB-STC ngày 31/3/2020 được ký bởi ông Lê Ngọc Trữ - Giám đốc Sở Tài chính Hải Phòng đã giảm tải cho 6 điểm thu trên địa bàn Hải Phòng nhưng dường như lại đẩy số đông người nộp phí chen chúc, khốn đốn làm thủ tục tại 21 vị trí khác trên địa bàn thành phố. Đại diện nhiều doang nghiệp quá bức xúc đặt câu hỏi: Liệu Thông báo trên có thực hiện được đúng tinh thần, chỉ đạo ứng phó với dịch bệnh Covid-19 của Thủ tướng Chính phủ? Liệu một cơ quan, tổ chức nào có thể đứng ra cam kết 1 trong 21 điểm thu phí trên sẽ “miễn dịch” với Covid-19 trước cảnh chen lấn như trẩy hội?
Hình ảnh một số phòng giao dịch Vietinbank - Vietcombank tại Hải Phòng ngày 1/4 chật kín đại diện doanh nghiệp đến nộp tiền sau Thông báo của Sở tài chính:
Bất cập phí hạ tầng cảng biển ở Hải Phòng
Từ ngày 1/1/2017, UBND TP. Hải Phòng thực hiện Nghị quyết số 148/2016/NQ-HĐND, ngày 13/12/2016 của HĐND thành phố về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng (phí hạ tầng cảng biển).
Theo đó, mức phí áp dụng đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan thu 2,2 triệu đồng/container 20 feet hàng khô và 4,4 triệu đồng/container 40 feet hàng khô, 2,3 triệu đồng/container 20 feet hàng lạnh và 4,8 triệu đồng/container 40 feet hàng lạnh, 50.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời...
Khi áp dụng phí hạ tầng cảng biển, các doanh nghiệp muốn làm thủ tục qua các cửa khẩu cảng biển tại Hải Phòng sẽ phải đến các điểm thu phí để nhận tờ khai, lập tờ khai và nộp tiền. Sau đó có biên lai thu phí doanh nghiệp mới làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Tuy nhiên, việc thu phí này đã gây nhiều bức xúc với doanh nghiệp có liên quan. Các hiệp hội, ngành hàng đã đồng loạt có văn bản gửi Chính phủ xin được tháo gỡ quy định về thu phí...
Đến ngày 8/12/2018, HĐND TP.Hải Phòng ban hành Nghị quyết 24/2017/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết số 148/2016/NQ-HĐND. Nghị quyết 24 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.
Theo Nghị quyết 24, mức thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng Hải Phòng đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu là hàng lỏng, hàng rời được điều chỉnh giảm từ 20.000 đồng/tấn xuống còn 16.000 đồng/tấn.
Trước đó trả lời báo chí vào thời điểm tháng 01/2017, ông Lê Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết phí sử dụng kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển mà Hải Phòng thu là liên quan đến kết cấu hạ tầng khu vực cảng biển, tức là đường từ đường cao tốc xuống; đường đi lại trong cảng và đường đi vào đến cổng cảng. Việc thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển góp phần để duy tu, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng sau cảng và đầu tư một số công trình phục vụ cho chính các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cảng biển.
Theo UBND thành phố Hải Phòng, mấy chục năm qua, Hải Phòng đã đầu tư “hàng trăm nghìn tỷ đồng” cho hệ thống giao thông kết nối giữa cảng biển với hệ thống đường quốc lộ 5, quốc lộ 10, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; kết nối khu vực cảng biển với các khu dịch vụ logistics, khu công nghiệp, cụm công nghiệp…
Nhưng do “nguồn thu ngân sách thành phố rất hạn hẹp, không đủ để duy tu, bảo trì” nên Hải Phòng buộc phải thực hiện thu phí theo Luật Phí ” để có kinh phí phục vụ cho việc xây dựng và bảo trì các tuyến đường trên”.
Bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ, Phó tổng thư ký Diễn đàn Doanh nghiệp (VPSF) từng khẳng định trên các phương tiện truyền thông rằng, có nhiều điều bất hợp lý khi Hải Phòng ban hành Nghị quyết thu phí. Trước hết, thời gian ban hành và áp dụng ngay của Nghị quyết 148/2016/NĐ-HĐND thu phí đã khiến các doanh nghiệp không kịp trở tay và rất bị động khi toàn bộ các đơn hàng, hợp đồng, hợp đồng, giá sản phẩm và dịch vụ liên quan cho năm 2017 đều đã đàm phán, ký kết với các đối tác trước đó.
Bên cạnh đó, với việc tận thu theo kiểu phí chồng phí, Nghị quyết 148 của HĐND TP. Hải Phòng đang đi ngược hoàn toàn các chủ trương của Chính phủ về đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp.
VPSF cũng nhấn mạnh, quy định thu phí của Hải Phòng là vi phạm Điều 3, GATT của WTO về đối xử quốc gia, đã được nội luật hoá thành Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia năm 2000 và hàng loạt hiệp định song phương khác mà Việt Nam đã ký kết khi chỉ áp dụng phí này với hàng xuất nhập khẩu, mà không áp dụng đối với hàng trong nước (hàng hoá di chuyển nội địa thông qua cảng biển Hải Phòng).
Hải Phòng: Giám sát y tế gần 400 người đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai Sở Y tế Hải Phòng vừa yêu cầu theo dõi, giám sát gần 400 người được xác định là đã đến khám, chữa bệnh tại ... |
Hải Phòng tạm dừng hoạt động tại Casino Đồ Sơn vì Covid-19 Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, UBND TP.Hải Phòng yêu cầu tạm dừng hoạt động tại Casino Đồ Sơn và các ... |
Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ phản ánh khai thác cát trái phép tại TP Hải Phòng Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo khẩn ... |