Singapore điện đàm nhấn mạnh tầm quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á
Singapore thử nghiệm UAV phát hiện người vi phạm giãn cách xã hội |
Một học giả Singapore nhận tội làm gián điệp cho Trung Quốc tại Mỹ |
Bộ trưởng quốc phòng Singapore Ng Eng Hen (trái) bắt tay người đồng cấp Mỹ Mark Esper sau lễ ký biên bản ghi nhớ cho phép các máy bay chiến đấu của Singapore huấn luyện ở đảo Guam của Mỹ - Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Singapore |
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Singapore cho biết ông Esper và ông Ng đã thảo luận về một loạt diễn biến địa chính trị mới trong khu vực, sự cần thiết phải duy trì các sáng kiến hợp tác song phương. Vấn đề Biển Đông, đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở cũng được đề cập trong điện đàm, theo Lầu Năm Góc.
Bộ Quốc phòng Singapore đã dùng từ "sâu rộng" để mô tả quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Singapore. Ngoài các khóa huấn luyện và trao đổi quân sự chéo, Singapore và Mỹ còn tiến hành các hợp tác về công nghệ quốc phòng.
Mỹ hiện đang duy trì một căn cứ "hậu cần" tại cảng Changi của Singapore, cho phép các tàu chiến của hải quân Mỹ đến các điểm nóng ở Biển Đông một cách nhanh chóng. Theo Lầu Năm Góc, ông Esper đã bày tỏ sự cảm kích trong điện đàm trước việc Singapore tiếp tục hỗ trợ các lực lượng Mỹ tại khu vực.
Cuộc điện đàm giữa hai bộ trưởng diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách tăng cường hợp tác với các nước châu Á - Thái Bình Dương trong nỗ lực đối phó Trung Quốc.
Vào tháng 9 năm ngoái, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thỏa thuận gia hạn Biên bản ghi nhớ (MOU) năm 1990 về việc Mỹ sử dụng các cơ sở quân sự tại Singapore thêm 15 năm.
Theo CNA, hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Singapore đã ký thỏa thuận nói trên tại cuộc gặp bên lề kỳ họp lần thứ 74 Đại hội đồng Liên Hợp quốc. Biên bản ghi nhớ năm 1990 được cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và Phó Tổng thống Mỹ khi đó là ông Dan Quayle ký kết. Văn kiện này là chìa khóa để Mỹ tiếp cận các căn cứ hải quân và không quân của Singapore, đồng thời cung cấp hỗ trợ hậu cần cho các nhân viên, máy bay và tàu của nước này quá cảnh tại đây.
MOU này cũng đã củng cố sự hiện diện an ninh của Mỹ trong khu vực trong gần 30 năm qua.
Mỹ đưa tập đoàn Tam Hiệp, công ty dầu khí Sinochem của Trung Quốc vào tầm ngắm Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xác định thêm 11 công ty khác thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung ... |
Sự thật về Biển Đông (bài 5): Biển Đông trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và khẩu hiệu 'châu Á của người châu Á' Ngoài tranh chấp chủ quyền nổi lên ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và các nước ven biển, Biển Đông cũng đang trở thành ... |
Mỹ ủng hộ ASEAN đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nhắc lại lập trường nguyên tắc của ASEAN trong đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định, ... |