Senegal mở lại không phận, cơ hội để Việt Nam thúc đẩy giao thương
Trao 250 phần quà cho thương binh, gia đình có công là hội viên Hội Hữu nghị Việt - Lào; Việt Nam - Campuchia |
Hội Hữu nghị Việt – Thái TP Đà Nẵng góp phần thúc đẩy ngành du lịch |
Bộ Giao thông vận tải Senegal thông báo, hành khách muốn bay sang nước này phải xuất trình bản gốc giấy xác nhận đã kiểm tra COVID-19 âm tính do một phòng thí nghiệm của quốc gia, nơi hành khách bắt đầu chuyến bay cấp trước đó dưới 7 ngày. Tuy nhiên, biên giới trên bộ và trên biển vẫn đóng cửa đối với khách du lịch.
Senegal mở lại không phận, cơ hội để Việt Nam thúc đẩy giao thương. |
Về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Senegal, số liệu của Hải quan Việt Nam cho hay, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang Senegal đạt 52,56 triệu USD (trong đó riêng gạo chiếm 32 triệu USD), tăng 103% so với cùng kì 2018. Bên cạnh mặt hàng gạo, Việt Nam còn xuất khẩu các sản phẩm chính như hạt tiêu 6,4 triệu USD, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 2,9 triệu USD, sắt thép các loại 2,6 triệu USD…
Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal đã đạt 25 triệu USD, tăng 77,8% so với cùng kỳ năm trước. Gạo vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tốc độc tăng trưởng rất cao (hơn 18 lần), đạt 14,58 triệu USD, chiếm 58% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường Tây Phi này.
Về nhập khẩu của Việt Nam từ Senegal, kim ngạch năm 2019 đạt 41,31 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2018 với các mặt hàng chủ yếu gồm điều thô 28,8 triệu USD, thức ăn gia súc 6,1 triệu USD, hải sản 5 triệu USD, bông các loại, nhựa phế liệu,…
Mặc dù thực hiện chính sách tự cấp lương thực từ nhiều năm nay song Senegal chưa thể đáp ứng được nhu cầu về gạo trong nước, mỗi năm vẫn phải nhập khẩu từ 700 - 900 nghìn tấn. Để đối phó với dịch bệnh Covid-19, năm 2020, Senegal có thể phải nhập khẩu 1.250.000 tấn gạo, tăng 13,6%.
Ngoài thương mại hàng hóa thông thường, “Kế hoạch Senegal nổi lên” giai đoạn hai do Tổng thống đương nhiệm Macky Sall khởi xướng từ năm 2014 nhằm đưa Senegal trở thành một nền kinh tế mới nổi vào năm 2035, đang mở ra nhiều cơ hội về đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông sản (bông, điều, xoài), khai thác mỏ (vàng, dầu khí).
Dự báo, với việc Senegal mở lại biên giới trên không, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và quốc gia Tây Phi này sẽ có sự chuyển biến tích cực hơn.
Senegal là thành viên của Liên minh Kinh tế - Tiền tệ Tây Phi (UEMOA), gồm 8 quốc gia nói tiếng Pháp và Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 nước có biểu thuế nội khối ở mức 0%. Nước này cũng là thành viên tích cực của Hiệp định thương mại dự do toàn châu Phi (AfCFTA) gồm 54 quốc gia đang được triển khai thực hiện. Đây cũng là một trong số các nước châu Phi có tỉ lệ tăng trưởng GDP cao, với tỉ lệ 6,7% năm 2018 và 6% năm 2019. Theo Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), GDP của Senegal năm 2019 đạt 23,9 tỉ USD, GDP bình quân đầu người là 1428 USD. Tuy nhiên, do tác động của Covid-19, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này có thể chỉ đạt 1% trong năm nay trước khi phục hồi vào năm 2021. Việc phát hiện ra dầu lửa ngoài khơi và dự kiến đi vào khai thác năm 2021 sẽ mang lại nguồn lợi kinh tế quan trọng cho quốc gia Tây Phi này. |
Hội Hữu nghị Việt – Thái TP Đà Nẵng góp phần thúc đẩy ngành du lịch Đà Nẵng hiện đang thiết lập quan hệ hợp tác với các tỉnh của Thái Lan như Mukdahan, Nakhon Phanom, Phuket, Chiengmai, Khon Kaen… và ... |
Việt Nam có cơ hội vàng để tận dụng EVFTA Việt Nam đang có cơ hội vàng để tận dụng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), đồng thời thu hút ... |
Đề xuất thành lập trung tâm kết nối giao thương quốc tế giữa Việt Nam với Braxin và các nước châu Mỹ Sáng ngày 23/6, tại trụ sở Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Ban chấp hành hội hữu nghị Việt Nam-Braxin đã tổ ... |