Seed to Table tập huấn phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp
Thực hành ủ phân. Ảnh: Seed to Table |
Chương trình tập huấn nhằm góp phần nâng cao nhận thức của những người dân địa phương, đặc biệt là thanh thiếu niên, trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn những nguồn giống bản địa.
Ngày đầu tiên, các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre làm giảng viên và chia sẻ kinh nghiệm tại Bến Tre đến với các học viên. Ngày thứ hai, học viên được tham quan vườn rau để khảo sát hệ sinh thái và học về ‘đất khoẻ’ là như thế nào.
Đến ngày thứ ba, học viên được giới thiệu về thực hành ủ phân và giới thiệu về bộ tiêu chuẩn PGS (Participatory Guarantee System) hữu cơ. Học viên rất quan tâm và hỏi rất nhiều về kỹ thuật và các tiêu chuẩn PGS hữu cơ. Mặc dù trời rất nóng nhưng mọi người cố gắng tập chung và chịu khó học hỏi.
Hai ngày cuối cùng, các học viên sẽ được giới thiệu về kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ (chủ yếu là xen canh, luân canh; chăm sóc rau bằng thuốc thảo mộc, dung dịch dinh dưỡng hữu cơ), và bộ tiêu chuẩn hữu cơ PGS tại Việt Nam.
Học viên đi vườn rau để khảo sát hệ sinh thái và học về ‘đất khoẻ’ là như thế nào. Ảnh: Seed to Table |
Seed to Table là một tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản, hoạt động trong lĩnh vực Phát triển Nông thôn tổng hợp, với mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên; đảm bảo an ninh lương thực, giúp nông dân quy mô nhỏ tiếp cận tốt hơn với thị trường, xây dựng lòng tin và sự hợp tác giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009, Seed To Table, ngoài việc chuyển giao công nghệ làm nông nghiệp sạch bền vững, còn nghiên cứu và tìm phương pháp giúp bà con hiểu cách sử dụng con giống, những lợi thế cũng như bất cập của giống mới, giống cũ… cũng như cách chăm sóc, bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp do chính mình làm ra.
Sau 10 năm hoạt động, Seed To Table đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, như việc triển khai cho các cán bộ nòng cốt tại một số địa bàn của tỉnh Bến Tre trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch trong một dây chuyền khép kín: chọn giống, cách trồng và chăm sóc; làm nhà vườn để có hiệu quả cao và chống sâu bệnh; Tập huấn việc mở những cửa hàng rau sạch, đóng gói sản phẩm… Kết quả là thu nhập của hàng ngàn bà con nông dân được nâng cao rõ rệt, khi sản phẩm sạch có giá thành cao hơn.
Đồng thời, mô hình ngày càng được nhân rộng về quy mô và chất lượng, không chỉ ở các địa bàn tỉnh Bến Tre, mà còn được bà con nông dân ở các địa bàn lân cận như Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp… đến để học hỏi và làm quen.
Bên cạnh đó, thông qua mô hình làm nông nghiệp sạch này, người dân và các em học sinh cũng ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ hệ sinh thái./.
Xem thêm
Năm 2018: Phi chính phủ Nhật Bản viện trợ 6,7 triệu USD cho Việt Nam TĐO - Ngày 16/5, tại Hà Nội, Ban Điều phối Viện trợ nhân dân (PACCOM) đã tổ chức buổi chia sẻ thông tin với các ... |
Action on Poverty cải tạo trường học cho trẻ mẫu giáo Đà Bắc, Hòa Bình 70 học sinh tại trường mẫu giáo Tiền Phong (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) sẽ được học và chơi trong một ngôi trường ... |
Good Neighbors Việt Nam cải thiện nguồn nước sạch cho 2.100 người TĐO - Tiếp tục chuỗi hành trình nỗ lực mang đến những điều tốt đẹp hơn cho người dân vùng sâu vùng xa, tổ chức ... |