Sau nửa năm tụt hạng, bất động sản dành lại ngôi “á quân” về thu hút vốn ngoại
Séc muốn thu hút thêm lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam Theo TTXVN, Ủy ban Ðầu tư chiến lược của Chính phủ Séc đã tiến hành phiên họp đầu tiên, trong đó trọng tâm thảo luận là đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và giải quyết tình trạng thiếu lao động. Theo Bộ trưởng Lao động Séc Marian Jurecka, nước này cần thu hút lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam và Philippines. |
Tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao từ Hoa Kỳ vào Việt Nam còn rất lớn Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã phát biểu như vậy tại buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen sáng 20/7 tại Hà Nội. |
Ảnh minh họa |
Thông tin trên được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tại Báo cáo Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 7 tháng năm 2023 vừa được công bố.
Theo số báo cáo trên, 7 tháng đầu năm 2023, ngành kinh doanh bất động sản thu hút 1,61 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, giảm gần một nửa so với cùng kỳ 2022.
“Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,61 tỷ USD, chiếm hơn 9,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 49,8% so với cùng kỳ”, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.
Như vậy, sau 6 tháng bị đẩy xuống vị trí thứ 3 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đến tháng 7 này, ngành kinh doanh bất động sản đã dành lại ngôi vị thứ hai.
Trước đó, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 3,38% GDP của Việt Nam (cùng kỳ năm ngoái ngành này chiếm 3,32%).
Về nguồn vốn FDI, tính đến ngày 20/6, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục giữ vị trí thứ 3 với tổng vốn đăng ký 1,53 tỷ USD, giảm 51,5% so với cùng kỳ năm trước (3,15 tỷ USD).
Còn theo báo cáo từ Cục Đăng ký Kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 6 tháng đầu năm 2023, kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực chịu áp lực và ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cụ thể, số doanh nghiệp gia nhập thị trường và số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực này đều có mức sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, giảm lần lượt 58,9% và 54,1%.
Đáng chú ý, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rút lui khỏi thị trường lại có xu hướng tăng cao (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2022), mức tăng cao nhất trong 17 lĩnh vực.
Bất động sản Việt Nam sẽ hồi phục sau hai quý nữa? Trong 6 tháng đầu năm 2023, thị trường bất động sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn, trong tình trạng thanh khoản kém và nguồn cung rất hạn chế. |
Séc muốn thu hút thêm lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam Theo TTXVN, Ủy ban Ðầu tư chiến lược của Chính phủ Séc đã tiến hành phiên họp đầu tiên, trong đó trọng tâm thảo luận là đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và giải quyết tình trạng thiếu lao động. Theo Bộ trưởng Lao động Séc Marian Jurecka, nước này cần thu hút lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam và Philippines. |