Sau những “chiến sỹ tiền phương” trên mặt trận đối ngoại là Đảng, Tổ quốc và Nhân dân
Đảng và Nhà nước rất coi trọng vị trí, vai trò của ngành đối ngoại Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là một hội nghị quan trọng trên nhiều phương diện, khẳng định Đảng và Nhà nước rất coi trọng vị trí, vai trò của ngành đối ngoại trong sự nghiệp cách mạng dân tộc. |
Xây dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh quan điểm này khi phát biểu chỉ đạo Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào sáng 14/12. |
Hội nghị diễn ra ngày 16/12 tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao 31. Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Đảng ủy Ngoài nước, đại diện lãnh đạo một số tỉnh, thành ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Ngoại giao, các đại sứ, tổng lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, bí thư cấp ủy trực thuộc ở trong và ngoài nước.
Các đại biểu thăm quan Triển lãm lịch sử Đảng bộ Bộ Ngoại giao bên lề Hội nghị về công tác xây dựng Đảng và công tác Đảng ngoài nước. |
Phát biểu khai mạc, ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Bí thư Ban Cán sự Đảng bộ, Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao khẳng định, Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành ngoại giao bởi xây dựng Đảng đóng vai trò then chốt, là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi trên mặt trận đối ngoại.
Bộ trưởng nhấn mạnh, ngành Ngoại giao qua các thời kỳ đều đặc biệt coi trọng vị trí, vai trò của công tác xây dựng Đảng cũng như hết sức chăm lo xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện, ngành Ngoại giao đã có những thế hệ cán bộ ngoại giao xuất sắc, trong đó nhiều cán bộ là những tấm gương sáng về lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, trình độ, phong cách ngoại giao được bạn bè quốc tế yêu mến, nể trọng.
Theo Bộ trưởng, từ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 năm 2018 đến nay, tình hình quốc tế chuyển biến nhanh chóng với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và chưa có tiền lệ, đặc biệt là tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Việc thực hiện Quyết định số 209 của Bộ Chính trị khóa XII về hợp nhất Đảng bộ Ngoài nước với Đảng bộ Bộ Ngoại giao tạo nên một sức mạnh mới cho Đảng bộ Bộ Ngoại giao, đồng thời đặt ra yêu cầu cao hơn, phức tạp hơn về xây dựng Đảng trong ngành Ngoại giao, nhất là công tác Đảng ngoài nước.
“Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang, đoàn kết, thống nhất, nỗ lực với quyết tâm cao, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đối ngoại và xây dựng Đảng”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định.
Toàn cảnh hội nghị. |
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng khái quát một số kết quả nổi bật trong công tác xây dựng Đảng của ngành Ngoại giao, về kiện toàn tổ chức sau hợp nhất Đảng bộ Ngoài nước với Đảng bộ Bộ Ngoại giao, công tác nghiên cứu, tham mưu về xây dựng Đảng cũng như việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng.
Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu 3 đề xuất để Hội nghị cùng thảo luận.
Thứ nhất, tổ chức thực hiện tốt, có kết quả thiết thực các Nghị quyết, Kết luận và Quy định của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Toàn Đảng bộ cũng như từng tổ chức, cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên cần tiếp tục tăng cường đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.
Cần nhận thức sâu sắc rằng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là để cho toàn Đảng bộ, các tổ chức, cơ sở đảng, các đơn vị, các cán bộ, đảng viên có sức chiến đấu cao hơn, phát triển toàn diện hơn, từ đó hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ đối ngoại mà Đảng, Tổ quốc và nhân dân giao phó.
Thứ hai, Đảng bộ cũng như các tổ chức, cơ sở đảng trực thuộc cần chú trọng thực hiện đồng bộ xây dựng tổ chức và con người, trong đó xây dựng con người là quyết định.
“Hội nhập quốc tế càng sâu rộng, toàn diện, chúng ta càng cần có các cán bộ ngoại giao có bản lĩnh chính trị vững vàng, toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, có đủ năng lực, trình độ, uy tín để sánh vai với bạn bè quốc tế. Do đó, cần tiếp tục coi trọng hơn nữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngoại giao cả về trình độ, năng lực lẫn bản lĩnh chính trị, đặc biệt là bản lĩnh chính trị”, Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nói.
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: "Cần tiếp tục coi trọng hơn nữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngoại giao cả về trình độ, năng lực lẫn bản lĩnh chính trị. Từng cán bộ, đảng viên, nhất là các Bí thư, cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải gương mẫu, đi đầu, không ngừng rèn luyện vững vàng về chính trị, tư tưởng, tuyệt đối trung thành với Đảng, lợi ích quốc gia-dân tộc, không để 'tự diễn biến,' 'tự chuyển hóa' bởi phía sau những 'chiến sỹ tiền phương' trên mặt trận đối ngoại là Đảng, Tổ quốc, Nhân dân. Chỉ có xây dựng được đội ngũ cán bộ ngoại giao toàn diện về tư tưởng, bản lĩnh chính trị và trí tuệ, hiện đại về phong cách, lề lối làm việc, mới xây dựng được ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại," ông Bùi Thanh Sơn nêu rõ.
Thứ ba, đặc biệt quan tâm nghiên cứu, tham mưu triển khai những định hướng về công tác Đảng ngoài nước.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. |
Hội nghị đã nghe phát biểu tham luận của lãnh đạo các ban Đảng, Đảng ủy trực thuộc Trung ương và các đồng chí Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện - Bí thư cấp ủy về các lĩnh vực công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác chính trị tư tưởng, công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vai trò của các tổ chức đảng trong công tác đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân…
Các phát biểu thể hiện trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong hệ thống chính trị trong công tác xây dựng Đảng ngành Ngoại giao và công tác đảng ngoài nước. Báo cáo và các phát biểu tại Hội nghị phản ánh những kết quả nổi bật, toàn diện của công tác xây dựng Đảng ngành Ngoại giao và công tác đảng ngoài nước, thể hiện chủ trương đúng đắn của Trung ương khi hợp nhất hai đảng bộ, hệ thống tổ chức đảng ngày càng được củng cố chặt chẽ, phương thức hoạt động được đổi mới, chất lượng công tác được nâng cao, hiệu lực, hiệu quả
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho biết, Đảng bộ Bộ Ngoại giao có đặc thù riêng biệt, quy mô lớn nhất trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.
Thành phần đảng viên đa dạng, không chỉ thuộc ngành Ngoại giao mà cả đảng viên của các ban, bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang công tác, lao động, học tập ở nước ngoài. Các tổ chức đảng và đảng viên có mặt rộng khắp các châu lục trên thế giới, có điều kiện tiếp cận những thành tựu của nhân loại về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ, song cũng dễ bị tác động tiêu cực bởi thông tin đa chiều.
"Đảng bộ luôn quan tâm đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng phát triển đảng viên ở ngoài nước.
Việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong cán bộ, đảng viên và cộng đồng người Việt Nam nước ngoài có nhiều đổi mới; kịp thời chuyển tải thông điệp, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đến các đối tác quan trọng và bạn bè quốc tế. Đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy và đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao", Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng chia sẻ.
Tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh những nội dung nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng của ngành Ngoại giao và công tác Đảng ngoài nước.
Theo đó, các đơn vị tổ chức Đảng cần tập trung lãnh đạo, xây dựng các đoàn thể chính trị xã hội vững mạnh trong ngành ngoại giao và các cơ quan đại diện; đồng thời vận động, tập hợp các tổ chức quần chúng, hội đoàn của người Việt Nam ở nước ngoài để triển khai toàn diện hơn nữa công tác người Việt Nam ở nước ngoài, theo Kết luận 12 của của Bộ chính trị.
Theo Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, cán bộ, đảng viên hoạt động ở nước ngoài, xa Tổ quốc, hoạt động độc lập càng cần phải nhận thức đúng, kiên định lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, khả năng “tự miễn dịch”, “tự đề kháng” cao, để không bị tác động, lôi kéo. Cán bộ đảng viên ngành Ngoại giao phải là những chiến sỹ tiên phong trong cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. |
"Nâng cao trách nhiệm của hệ thống chính trị, chăm lo cho đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, kiên trì vận động những kiều bào còn có định kiến để củng cố niềm tin, yên tâm hướng về Tổ quốc, tăng cường quan hệ gắn bó, đoàn kết giữa Đảng viên, quần chúng và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; nắm chắc tình hình, tâm tư tình cảm, nguyện vọng chính đáng; kịp thời giải đáp những băn khoăn vướng mắc của kiều bào; khơi dậy và vận động những tiềm năng, nguồn lực to lớn của kiều bào, tạo điều kiện tốt nhất để kiều bào ổn định và phát triển, tiếp tục làm cầu nối vững chắc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước đồng thời tổng hợp trí tuệ, tài năng cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc", ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, tham mưu cho Đảng về công tác đảng ngoài nước; đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và giải quyết những vấn đề mới đặt ra cho công tác đảng ngoài nước thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
Ngoài ra, Ban cán sự đảng và Đảng bộ Bộ Ngoại giao tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan, đề xuất giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đảng ủy Ngoài nước sau khi hợp nhất nói riêng và đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác đảng ngoài nước nói chung, bảo đảm quyền lợi chính đáng, phù hợp với thực tế.
Hội nghị về công tác xây dựng Đảng và công tác đảng ngoài nước được triển khai ngay sau Hội nghị cán bộ toàn quốc về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Hội nghị đối ngoại toàn quốc vừa diễn ra rất thành công. Điều này khẳng định quyết tâm rất cao của toàn ngành Ngoại giao trong việc quán triệt và đưa các chỉ đạo toàn diện, sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác đối ngoại sớm đi vào triển khai trong thực tiễn đối ngoại của đất nước. Hội nghị cũng là dịp tổng kết kết quả 2 năm triển khai việc hợp nhất Đảng bộ Ngoài nước với Đảng bộ Bộ Ngoại giao, rút ra bài học kinh nghiệm của 60 năm xây dựng và phát triển của công tác đảng ngoài nước (31/3/1961-31/3/2021) nhằm xác định phương hướng công tác xây dựng Đảng và công tác đảng ngoài nước trong thời gian tới. Sự tham dự của đồng chí Thường trực Ban Bí thư thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác xây dựng Đảng trong lĩnh vực đối ngoại nói chung, ngoại giao nói riêng và công tác đảng ngoài nước. |
Vận dụng linh hoạt đường lối đối ngoại của Đảng trong cơ chế phối hợp chặt chẽ Nhân Hội nghị Đối ngoại toàn quốc nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sáng 14/12, các đại biểu tham dự bày tỏ tinh thần thống nhất, tin tưởng Hội nghị sẽ góp phần quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là chủ trương, đường lối, định hướng về đối ngoại trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; đồng thời khẳng định, trong bối cảnh mới, quyết tâm đổi mới các hình thức, phương pháp hoạt động đối ngoại, nỗ lực quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. |
Hội nghị Đối ngoại: Nâng cao tư duy đối ngoại trong phát triển Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, cần tập trung xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, tránh lệ thuộc vào một thị trường. |