Sau giãn cách, các chỉ số thương mại và dịch vụ của Hà Nội tăng mạnh
Đông Phong 01/11/2021 18:19 | Sản phẩm dịch vụ
Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước tính đạt 56.000 tỷ đồng, tăng 59,8% so với tháng trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 32.300 tỷ đồng, tăng 25,5% so với tháng trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 5.300 tỷ đồng, gấp 2,1 lần tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ.
Doanh thu du lịch, lữ hành đạt 304 tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng 9 nhờ mở cửa trở lại nhưng chỉ bằng 68,8% cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ khác đạt 18.100 tỷ đồng, gấp 2,7 lần tháng trước và tăng 35,7% so với cùng kỳ.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 10 tháng năm 2021 ước thực hiện 216.900 tỷ đồng, đạt 92,1% dự toán Trung ương giao (đạt 86,3% dự toán Thành phố giao) và tăng 8,7% so với cùng kỳ.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 ước tính đạt 1.279 triệu USD, tăng 3% so với tháng trước và tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 715 triệu USD, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 58,8% so với cùng kỳ năm trước; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 564 triệu USD, tăng 2,1% so với tháng trước và giảm 9,8% so với cùng kỳ.
Trong tháng có 57 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 34 triệu USD. Bên cạnh đó, có 7 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký đạt 112,6 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 43 lượt, đạt 113 triệu USD. Lũy kế 10 tháng năm 2021, toàn Thành phố thu hút 1,2 tỷ USD vốn FDI.
UBND TP. Hà Nội đã và đang triển khai kế hoạch tăng tốc phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, chú trọng 3 nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt từ nay đến cuối năm là: Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; điều hành, thu - chi ngân sách hiệu quả, đúng hướng; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là cơ sở để Hà Nội phát triển kinh tế, thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Đầu tháng 11 này, TP. Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội trong bối cảnh dịch COVID-19”. Hội nghị sẽ đưa giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế của Thành phố trong thời gian tới; đồng thời trao đổi, giải đáp khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.



Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Công ty Điện lực Điện Biên khẩn trương khắc phục sự cố lưới điện do mưa đá, giông lốc


Phục hồi bền vững, thúc đẩy kết nối du lịch ASEAN hậu Covid-19
Bài viết mới
Hàn Quốc - thị trường xuất khẩu lao động nhiều tiềm năng của Việt Nam

Doanh nghiệp Canada đang ngày càng quan tâm đến năng lực sản xuất của Việt Nam

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.