Rộn ràng chợ phiên vùng biên
Phiên chợ trâu độc đáo miền Tây Bắc Chợ trâu Cán Cấu là một trong những chợ trâu độc đáo nhất ở Tây Bắc. Chợ họp vào thứ Bảy hàng tuần bên cạnh chợ phiên Cán Cấu (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai). Đó không chỉ là hoạt động mua bán trâu quy mô nhất vùng mà còn là sinh hoạt văn hóa độc đáo, ấn tượng của đồng bào vùng cao. |
Điện Biên: Điện về với bản nghèo vùng biên “Điện phải đi trước” là phương châm của tỉnh Điện Biên trong việc ưu tiên phát triển điện lưới tới vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. |
Nằm giữa những ngọn đồi trùng điệp nơi biên giới, chợ phiên Ham Xoong ở vị trí ranh giới giữa hai xã Vàng Đán, Nà Bủng huyện Nậm Pồ. Là chợ tự phát, chợ phiên Han Xoong được bà con đặt tên theo địa phương. Mặc dù, ở nơi vùng sâu, vùng xa biên giới và mới được hình thành nhưng chợ phiên Ham Xoong là địa chỉ để người dân khu vực đến tụ họp, trao đổi hàng hóa nông sản và sản phẩm địa phương.
Mặc dù, nơi vùng cao biên giới nhưng chợ phiên Han Xoong thu hút đông đảo bào con đến mua bán, thăm quan |
Ông Lù Văn Hợi, Bí thư Đảng ủy xã Vàng Đán, chia sẻ: “Chợ phiên Ham Xoong họp manh mún, tự phát tại khu vực này từ đầu năm 2019. Ban đầu, chợ chủ yếu do người dân tộc Mông xã Vàng Đán tới buôn bán, trao đổi những sản phẩm nông sản do người dân làm ra, sau dần thu hút thêm bà con người Thái, Xạ Phang, Dao đỏ... từ các xã: Nà Bủng, Nà Hỳ, Nà Khoa... tới họp chợ. Hiện trên địa bàn xã và vùng lân cận chưa có chợ nào, việc hình thành chợ Han Xoong là dấu hiệu tốt đối với phát triển kinh tế địa phương, kích cầu hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, nông sản để tăng thêm thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy, ngay khi bà con bắt đầu họp chợ đông đúc, chúng tôi đã huy động lực lượng chức năng tới đây trông coi, bảo vệ để bà con yên tâm họp chợ. Lâu dài chính quyền xã sẽ xin ý kiến của huyện thành lập chợ phiên Han Xoong”.
Các mặt hàng quấn áo của đồng bào dân tộc được các tư thương mang đến và bày bán khá đang dạng |
Các mặt hàng bày bán ở chợ phiên Ham Xoong đa phần là nông sản địa phương, như: Măng đắng, măng khô, rau cải mèo, cải ngọt, rau đắng, lá chua, ngô, khoai, bí đỏ, gạo nương... và các loại gia cầm. Ngoài ra, một số bà con còn bán trang sức dân tộc, hoa quả vườn đồi, rượu tự nấu, xôi, bánh sắn và phở... phục vụ nhu cầu khách tới mua sắm, ăn uống.
Là những người bán món phở người Mông đầu tiên ở khu chợ anh Giàng A Chếnh bản Ham Xoong 1 vui vẻ cho biết: “Gia đình tôi là người Mông gốc ở tỉnh Lào Cai, đến sinh sống ở bản Ham Xoong 1 đã nhiều năm. Ở quê cũ chúng tôi có làm phở gia truyền để bán, nhưng về đây đã thất truyền. Đến nay khi họp chợ phiên, tôi mới có dịp làm lại món phở truyền thống của gia đình. Thấy mọi người thích ăn, tôi vui lắm, mong chợ phiên họp ngày càng đông vui để chúng tôi được buôn bán lâu dài, có thêm nguồn thu nhập cải thiên đời sống gia đình”, anh Giàng A Chếnh nói.
Ngoài mua bán nông sản, ăn uống, chợ phiên Ham Xoong cũng là nơi bà con dân tộc vùng cao giao lưu thăm hỏi, làm quen. Xuống chợ không nhất thiết phải mua bán có người xuống chợ mang theo chiếc loa to, mở những bài hát dân tộc. Có nhiều người khác xuống chợ là lúc thể hiện tài thổi sao, múa khèn...
hợ Han Xoong còn thu hút các khách thập phương tới thăm quan và mua bán hàng hóa nông sản |
Hòa mình vào không khí của phiên chợ mới có thể cảm nhận được sự rộn ràng, náo nhiệt, hòa lẫn sắc màu của các trang phục dân tộc mà các chàng trai, cô gái đồng bào dân tộc đi chợ.
Nghệ An: Độc đáo chợ phiên Mường Chon Chợ Mường Chon là chợ phiên mỗi tháng họp một lần. Đến chợ, bà con các dân tộc Thái, Thổ, Thanh, Khơ Mú, Đan Lai… nơi miền tây xứ Nghệ không chỉ trao đổi hàng hóa, mà còn là cơ hội giao lưu, gắn kết, chia sẻ nét đặc trưng văn hóa của dân tộc mình. |
Chuyện thoát nghèo của anh chàng người H’Mông nơi vùng biên Không chấp nhận hoàn cảnh khó khăn, vất vả và đói nghèo anh Vàng A Là - một nông dân ở vùng đất biên giới huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã mạnh dạn, dám nghĩa, dám làm phát triển kinh tế để thoát khỏi đói nghèo. |