Ra mắt sách về thảm sát Mỹ Lai của giáo sư Mỹ Howard Jones
Quảng Ngãi: Gặp mặt tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Sơn Mỹ Chiều 8/3, tại Quảng Ngãi, trong cuộc gặp mặt giữa ông Ronald L.Haeberle- Nhiếp ảnh gia, tác giả bộ ảnh về vụ thảm sát Sơn Mỹ và lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, hai bên đã trao đổi trên tinh thần cởi mở, tin cậy, trách nhiệm, hiểu biết lẫn nhau và thống nhất nội dung chú thích các bức ảnh được trưng bày tại Khu Chứng tích Sơn Mỹ. Đồng thời, ông Ronald L.Haeberle đã đồng ý việc Khu Chứng tích Sơn Mỹ trưng bày các bức ảnh của ông. |
Ra mắt sách trắng "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam" Sáng 9/3, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”. |
"Mỹ Lai: Việt Nam, 1968 - Nhìn lại cuộc thảm sát" của tác giả Howard Jones - Giáo sư danh dự ngành Lịch sử tại Đại học Alabama. Cuốn sách do dịch giả Mạnh Chương chuyển ngữ.
Cuốn sách gồm ba phần. Phần I giúp người đọc hiểu nguyên nhân khiến người dân thôn Mỹ Lai phải gánh chịu nỗi đau tàn bạo khi đó. Phần II tập trung phân tích cụ thể về hậu quả và sự che giấu của chính quyền Mỹ trong cuộc thảm sát Mỹ Lai. Phần III làm rõ “cái giá” mà chính quyền Mỹ phải trả cho tội ác đã gây ra cho người dân Mỹ Lai.
Đây là cuốn sách miêu tả đầy đủ, toàn diện và chân thực về những “ngày đen tối” của lịch sử Quân đội Mỹ. Hơn 700 trang sách là kết quả của gần một thập niên tìm tòi, nghiên cứu công phu của tác giả, tường trình một cách sinh động và chi tiết về một trong những sự kiện bi thảm nhất trong cuộc can thiệp quân sự của Mỹ tại Việt Nam.
Cuốn sách “Mỹ Lai: Việt Nam, 1968 - Nhìn lại cuộc thảm sát”. Ảnh: Báo Nhân dân |
Trên cơ sở khai thác khối lượng lớn tư liệu có độ tin cậy được tập hợp từ những đánh giá của báo chí, báo cáo của Quân đội Mỹ, từ những ghi chép tại tòa án, tài liệu của chính quyền Mỹ, từ những bài phỏng vấn sâu rộng với các quân nhân Mỹ, Việt Nam, cũng như những nạn nhân may mắn sống sót sau vụ thảm sát, cuốn sách đã tái hiện cụ thể, sâu sắc và toàn diện về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của vụ thảm sát Mỹ Lai, đồng thời phân tích một cách kỹ lưỡng sự che giấu của chính quyền Mỹ và phản ứng của các bên tham gia chiến dịch.
Mỹ Lai vốn là một vùng quê yên bình của tỉnh Quảng Ngãi. Sáng sớm 16/3/1968, lính Mỹ từ ba trung đội của Đại đội C (Đại đội Charlie) tràn vào bốn thôn Mỹ Lai 4, Mỹ Khê 4, Bình Tây và Bình Đông của huyện Sơn Tịnh ở miền Nam Việt Nam, gần khu vực phi quân sự mà người Mỹ thường gọi là “Pinkville” (Làng Hồng).
Binh lính Mỹ, nhiều người chỉ vừa tốt nghiệp trung học và mới đến Việt Nam vài ba tháng, đã phải tham gia nhiệm vụ tìm-và-diệt. Tâm trạng lính Mỹ trở nên hoảng loạn bởi sự kiện Tết Mậu Thân mới chỉ xảy ra vài tuần trước, cộng với những tổn thất nặng nề từ các loại mìn và bẫy mìn, đặc biệt là mối đe dọa thường trực từ một kẻ thù dường như vô hình. Ba tiếng sau khi lính Mỹ lùng sục các thôn, “giết chết tất cả những gì có thể thở”, hơn 500 dân làng không có vũ khí, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, rất nhiều trẻ sơ sinh, đã thiệt mạng thảm khốc dưới bàn tay của họ. Vụ thảm sát tàn ác được đặt theo tên của một trong các thôn đó - “thảm sát Mỹ Lai”.
Ra mắt cuốn sách 60 năm quan hệ ngoại giao Lào-Việt Nam Chiều 28/12, tại thủ đô Vientiane (Lào), Học viện Ngoại giao Lào (thuộc Bộ Ngoại giao Lào) tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “60 năm quan hệ ngoại giao Lào-Việt Nam”, nhân dịp kỷ niệm Năm Đoàn kết hữu nghị Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào 2022. |
Ra mắt sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Ngày 2/2, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức lễ ra mắt cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. |