"Quyết liệt hơn nữa, phấn đấu bảo đảm ngành kinh tế không bị gẫy đổ"
7 điều người dân cần lưu ý trong thời gian cách ly xã hội Ngày 31/3, Thủ tướng yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4 trên toàn quốc ... |
Cận cảnh hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Kênh rạch trơ đáy, lúa chết khô Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khốc liệt. Mùa khô năm 2020 đã phá ... |
Đứng vững trước cú sốc bên ngoài
Ngày 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020. Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận các nội dung: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và quý I năm 2020.
Thủ tướng cho rằng: Với điều kiện hội nhập như Việt Nam, chúng ta đã cố gắng giữ vững nhịp độ cần thiết. Chính phủ nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống nhân dân, đồng thời cho biết tại phiên họp, Chính phủ sẽ thảo luận dự thảo Nghị quyết về gói an sinh xã hội trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.
“Chính phủ sẽ tiếp tục thảo luận, ban hành những chủ trương, biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh đầu tư công, bảo đảm an an sinh xã hội cho người dân”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Đảm bảo an sinh xã họi là một trong những mục tiêu chính. |
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, kinh tế quý I tuy chỉ đạt mức tăng trưởng 3,82%, thấp nhất trong 10 năm qua song trong bối cảnh khó khăn hiện nay thì đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch bệnh nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương. Công nghiệp chế biến, chế tạo tuy không tăng cao nhưng tiếp tục giữ vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quý I. Cung cầu hàng hóa trong nước được bảo đảm, tiêu dùng và xuất khẩu tăng nhẹ. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện, đạt 13,09% kế hoạch (cùng kỳ 12,97%). Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được bảo đảm. Công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống, sức khỏe nhân dân được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Các thành viên Chính phủ nhận định, bước sang quý II/2020, kinh tế - xã hội Việt Nam dự kiến sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn và tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường; dịch Covid-19 đang diễn biến rất nhanh, khó dự báo thời điểm đỉnh dịch và thời điểm kết thúc; doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động; các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn; áp lực kiểm soát lạm phát; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Do đó, đòi hỏi cần có sự chung sức, đồng lòng của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, sự hỗ trợ và chia sẻ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn khó khăn này. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần tích cực, quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ và các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Về tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và Quý I/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Quý I/2020 tăng trưởng đạt 3,82% đây là một sự cố gắng lớn, dẫn đầu khu vực trong bối cảnh nhiều nước tăng trưởng âm, nhiều nước tăng trưởng bằng không và nhiều nước tăng trưởng thấp hơn.
“Khó khăn sẽ chồng chất trong quý II, nhưng tinh thần của chúng ta là quyết liệt hơn nữa, phấn đấu bảo đảm ngành kinh tế không bị gẫy đổ, phải duy trì mức tăng trưởng cần thiết để giải quyết việc làm, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Nhiều giải pháp mạnh mẽ
Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, chủ động, linh hoạt; nhất quán quan điểm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, khơi thông các động lực cho tăng trưởng; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Các giải pháp được đưa ra là:
Giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, thị trường ngoại hối, không để xảy ra biến động bất lợi; đảm bảo thanh khoản, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ lạm phát theo kịch bản đề ra; trước mắt kiên quyết giảm giá thịt lợn, không tăng giá các dịch vụ thiết yếu; đồng thời sớm nghiên cứu đề xuất phương án giảm giá một số dịch vụ thiết yếu và miễn, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính để chia sẻ khó khăn đối với người dân và doanh nghiệp trong thời gian dịch Covid-19. Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng mạnh hơn nữa phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và diễn biến tình hình thực tế dịch Covid-19.
Sẽ có nhiều gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. (Ảnh: Zing.vn) |
Về tài chính – NSNN, Bộ Tài chính sớm nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các giải pháp, chính sách về miễn, giảm tất cả các loại phí, lệ phí; giãn thời gian nộp thuế... Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là trong chi thường xuyên, không bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ chưa thực sự cấp thiết; giám sát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng vốn vay, đặc biệt là nguồn vay từ các nhà tài trợ phục vụ công tác chống dịch Covid-19, an sinh xã hội.
Đặc biệt, Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ phương án tiết kiệm chi NSNN năm 2020. Sử dụng hiệu quả, đúng quy định dự phòng NSNN cho phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công; các đồng chí Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, chủ đầu tư các dự án nếu không giải ngân vốn đầu tư công đúng thời hạn, quy định thì sẽ bị xử lý hành chính.
Về nông nghiệp, trong thời gian dịch bệnh Covid-19, phải bảo an ninh lương thực phục vụ hàng ngày cho người dân, bảo đảm kế hoạch sản xuất nông nghiệp cũng như vấn đề kiểm soát, bảo đảm giá cả thị trường đối với nông sản.
Tập trung thúc đẩy, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án công nghiệp quy mô lớn sắp hoàn thành. Phát triển mạnh mẽ thị trường thương mại trong nước; mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối, bán lẻ; không vì kiềm chế lây lan dịch bệnh mà tiến hành "ngăn sông, cấm chợ", xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm. Tích cực ngăn ngừa buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Xử lý nghiêm và công bố công khai các hành vi gian lận thương mại, vi phạm các quy định về chất lượng.
Các bộ, ngành tập trung chỉ đạo việc xây dựng, trình các dự án luật, pháp lệnh để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp 9 bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đồng thời, khẩn trương chuẩn bị, xây dựng, trình Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ 10 năm 2020, hạn chế việc xin lùi, hoãn, rút ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Tập trung rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp, người dân. Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, trong đó phải tập trung tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính mức độ 3, 4 để tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng cắt giảm mạnh chi phí, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Đề xuất của Việt Nam về ưu tiên trong trụ cột kinh tế của ASEAN năm 2020 được đánh giá cao Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị của Nhóm đặc trách cao cấp về Hội nhập kinh tế ASEAN lần thứ 37 (HLTF-EI 37) ... |
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn hoạt động XNK, vận chuyển hàng hóa qua biên giới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Công điện 224/CĐ-TTg về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng ... |
Báo chí Algeria coi Việt Nam là hình mẫu phát triển kinh tế - xã hội Nhiều tờ báo và trang mạng uy tín tại Algeria đã có bài viết ca ngợi thành tựu Việt Nam đạt được dưới sự lãnh ... |