Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực từ 15/2
Hiểu rõ về bảo mật mạng xã hội tại nơi làm việc Mạng xã hội có thể mang những lại lợi ích cho công việc nhưng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, bảo mật mạng xã hội tại nơi làm việc chắc chắn là quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. |
Cảm xúc đặc biệt khi đón "lễ Giáng sinh mùa COVID-19" của người lao động Việt Nam ở nước ngoài Đối với nhiều người Việt Nam đang lao động và sinh sống tại nước ngoài, Giáng sinh là dịp lễ ý nghĩa nhất trong năm. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 như hiện tại, mọi hoạt động chúc mừng đều phải dừng lại khiến mỗi người mang một tâm trạng khác nhau. |
Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau: Thực hiện hợp đồng lao động; di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế; nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; chào bán dịch vụ; làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; tình nguyện viên; người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam; thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nghị định quy định trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
Theo Nghị định, trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 154 của Bộ luật Lao động và các khoản 1, 2, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 7 Nghị định này thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ trước khi tuyển người lao động nước ngoài, nhà thầu có trách nhiệm kê khai số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của người lao động nước ngoài cần tuyển để thực hiện gói thầu tại Việt Nam và đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu.
Trường hợp nhà thầu có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung số lao động đã kê khai thì chủ đầu tư phải xác nhận phương án điều chỉnh, bổ sung nhu cầu lao động cần sử dụng của nhà thầu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức của địa phương giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở địa phương khác để giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu.
Ảnh minh hoạ |
Trong thời hạn tối đa 2 tháng, kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển từ 500 người lao động Việt Nam trở lên và tối đa 1 tháng kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển từ 100 đến dưới 500 người lao động Việt Nam và 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển dưới 100 người lao động Việt Nam mà không giới thiệu hoặc cung ứng người lao động Việt Nam được cho nhà thầu thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.
Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng nội dung đã kê khai về việc sử dụng người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra nhà thầu thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho nhà thầu theo quy định của pháp luật; theo dõi và quản lý người lao động nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật; trước ngày 5 tháng 7 và ngày 5 tháng 1 của năm sau, chủ đầu tư báo cáo về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài của 6 tháng đầu năm và hằng năm.
Ngoài ra, tại Nghị định này cũng bổ sung thêm một số khái niệm mới về nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng và người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán dịch vụ mà theo quy định hiện hành không đề cập đến như sau:
Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người lao động nước ngoài làm việc ít nhất 2 năm (24 tháng) trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam và phải đáp ứng quy định đối với chuyên gia theo quy định trên.
Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán dịch vụ là người lao động nước ngoài không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2021.
Theo báo cáo của 63 sở LĐ-TB-XH tỉnh, TP, tính đến ngày tháng 3/2020, cả nước có hơn 68.500 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, trong đó có 72,9% người đã được cấp giấy phép lao động và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (94.005 người). Trong số lao động nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam có 15.310 lao động Trung Quốc, 23.581 lao động Hàn Quốc và 29.630 lao động đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH cũng cho thấy tính đến nay, có 25.480 lao động nước ngoài chưa quay trở lại Việt Nam làm việc, trong đó có 19.113 lao động Trung Quốc (chiếm 75%), 3.766 lao động Hàn Quốc (chiếm 14,8%) và 2.600 lao động đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác (chiếm 10,2%). |
Đài Loan mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trong 7 lĩnh vực nông nghiệp Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) vừa thông báo Đài Loan (Trung Quốc) đã mở rộng thêm ngành nghề tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp gồm: chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò, chăn nuôi dê, trồng hoa lan, trồng nấm và trồng rau. |
Nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác về người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới Trong các chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, từ những năm tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cho đến khi bước vào thời kỳ Đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đều có những đóng góp quan trọng. Công tác về NVNONN đã trở thành một trụ cột trong công tác đối ngoại của đất nước ta. Trong tình hình mới, vai trò của cộng đồng NVNONN đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc càng cần được coi trọng. Yêu cầu có tầm quan trọng chiến lược này đặt ra những nhiệm vụ mới, toàn diện hơn cho công tác về NVNONN trong thời gian tới. |