Quốc hội nhất trí miễn nhiệm 13 thành viên Chính phủ
Trọng Sang 07/04/2021 16:53 | Chính trị - Xã hội
![]() |
Quốc hội đã miễn nhiệm nhiều thành viên Chính phủ |
Chiều nay (7/4), Quốc hội tiến hành phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Nghị quyết phê chuẩn việc miễn nhiệm các nhân sự này cũng đã được thông qua với 454/457 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 94,58% tổng số đại biểu). Theo nghị quyết, 13 thành viên Chính phủ được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm gồm:
1. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
2. Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch
3. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
4. Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân
5. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường
6. Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà
7. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện
8. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến
9. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng
10. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng
11. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ
12. Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh
13. Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái
Tiếp đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Các ĐBQH sẽ thảo luận ở đoàn về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm các nhân sự này.
Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có 27 thành viên, gồm: Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng (trong đó có 1 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) và 21 Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Trong đó, ông Vương Đình Huệ (Phó Thủ tướng) đã được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội; ông Trần Tuấn Anh (Bộ trưởng Công Thương) được phân công làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương; ông Đinh Tiến Dũng (Bộ trưởng Tài chính) làm Bí thư Thành ủy Hà Nội; ông Đỗ Văn Chiến (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) làm Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam.



Đáng chú ý
Thắng lợi vẻ vang trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Bài viết mới
Thắng lợi vẻ vang trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

50 năm Hiệp định Paris (1973-2023): Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.