Quảng Ngãi: Ngư dân đua thuyền cầu an ngày Tết Đoan Ngọ
Quỳnh Anh (TH) 03/06/2022 17:27 | Nhịp sống biển đảo
Theo người dân địa phương, lễ hội đua thuyền là một phong tục đẹp của người dân nơi đây nhằm cầu an, cầu mùa theo tục lệ có từ nhiều năm nay.
Sáng ngày 3/6, tại lăng vạn Vũng Tàu, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu (Bình Sơn) diễn ra lễ hội đua thuyền truyền.
![]() |
Nghi thức dâng hương trước khi tổ chức lễ hội. |
![]() |
Nghi thức dâng hương |
Ngay từ sáng sớm, các bậc cao niên trong thôn tiến hành dâng hương, mở màn cho chương trình lễ hội. Tham gia lễ hội đua thuyền có 4 đội gồm: Long, Lân, Quy, Phụng. Mỗi đội thuyền có 20 vận động viên là những thanh niên trai tráng ở địa phương. Các thuyền sẽ bơi 4 lượt với chiều dài khoảng 1,6km dọc theo bờ biển.
Chủ tịch UBND xã Bình Châu Lê Văn Nguyên cho biết, toàn xã có hơn 400 chiếc tàu đánh bắt hải sản, sản lượng khai thác hơn 20.000 tấn/năm.
![]() |
Đội thuyền chuẩn bị vào vị trí. |
![]() |
Đội thuyền chuẩn bị vào vị trí. Ảnh: Báo Quảng Ngãi |
Trong khi những chiếc thuyền bơi lướt băng băng trên biển, dọc bờ biển, hàng nghìn cổ động viên cũng di chuyển theo thuyền bơi cổ vũ rất nhiệt tình cùng tiếng trống giục, tiếng hò reo của các cổ động viên.
Ông Trương Văn Thọ, người dân ở xã Bình Châu chia sẻ: “Tôi cùng bà con cổ vũ tinh thần cho các đội đua, hôm nay làng biển tưng bừng, náo nhiệt sau thời gian dài ảnh hưởng dịch bệnh Covid – 19. Qua lễ hội đua thuyền bà con càng thêm gắn kết hơn”.
![]() |
Người dân hào hứng dõi theo cuộc đua. |
Ngư dân Đặng Hồng Mệnh (38 tuổi), thôn Châu Thuận Biển vừa trở về sau chuyến ra khơi đánh bắt xa bờ để tham gia lễ hội đua thuyền. Anh Mệnh bày tỏ: “Trong tâm thức của ngư dân chúng tôi, đua thuyền để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ngày một đi lên, mỗi chuyến ra khơi được bình an. Mỗi năm vào dịp này, người dân ai cũng háo hức mong chờ".
Lễ hội đua thuyền truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ diễn ra ở làng biển thôn Châu Thuận Biển trở thành điểm nhấn cho nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng biển Quảng Ngãi. Đây còn là dịp để ngư dân có dịp gặp gỡ, vui hội, xây dựng mối đoàn kết, cùng nhau quyết tâm bám biển, gìn giữ ngư trường truyền thống cha ông nơi Hoàng Sa, Trường Sa.



Đáng chú ý
Thành phố Krasnodar của Nga muốn kết nghĩa với một thành phố Việt Nam

Bài viết mới
Nỗ lực làm giàu từ kinh tế biển

Sẽ đầu tư xây dựng công viên và bảo tàng Trường Sa tại Khánh Hòa

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |