Quan tâm, chăm lo hơn nữa cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong đại dịch COVID-19
Việt Nam luôn chú trọng bảo đảm lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật Ngày 23/9/2020, tại Geneva, Việt Nam cùng một số Thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tham dự Cuộc họp trực tuyến cấp ... |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần hành động để giải phóng tiềm năng to lớn của phụ nữ Đây là phát biểu đáng chú ý của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên Đối thoại lãnh đạo cấp cao đặc biệt ... |
Tại cuộc họp trực tuyến giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Argentina với chủ đề “Quyền phụ nữ: Thách thức và giải pháp trước dịch bệnh” vừa được tổ chức vào ngày 5/10 vừa qua, Ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Việt Nam Leo Thị Lịch bày tỏ mong muốn đại biểu Quốc hội, Chính phủ hai nước quan tâm hơn đến quyền của phụ nữ nói chung và phụ nữ các dân tộc thiểu số nói riêng để có hỗ trợ cần thiết trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19.
Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam, phát biểu tại cuộc trao đổi trực tuyến, Ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc Leo Thị Lịch nhấn mạnh tác động đại dịch COVID-19 đã và đang là mối nguy cơ đe dọa đến cuộc sống và sự bình yên của hàng tỷ người trên khắp thế giới; trong đó có 50% là phụ nữ. Tại Việt Nam, hệ lụy của đại dịch đã làm hàng triệu phụ nữ thất nghiệp, công việc đình trệ, sức khỏe bị đe dọa, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em các dân tộc thiểu số Việt Nam lại càng khó khăn hơn.
Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc Leo Thị Lịch phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Quochoi.vn |
Ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc Leo Thị Lịch chia sẻ, phụ nữ các dân tộc chủ yêú tham gia sản xuất nông nghiệp, nguồn sống chính là từ các sản phẩm nông nghiệp, vì thế, đại dịch COVID-19 đã làm cho người phụ nữ khó khăn hơn trong mua bán, trao đổi các mặt hàng sản xuất được, thu nhập giảm sút, nguy cơ tái nghèo của người dân tộc thiểu số và phụ nữ dân tộc thiểu số tăng cao.
Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp phải nghỉ việc, giảm giờ lao động, tiền lương giảm, áp lực về kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của lao động nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Điều kiện đi lại về địa lý của phụ nữ các dân tộc thiểu số đã khó khăn giờ lại càng khó khăn hơn. Nhất là trong việc khám chữa bệnh mùa dịch do phải hạn chế đi lại, tiếp xúc, đặc biệt là đến những nơi có nguy cơ cao như trung tâm y tế, bệnh viện, trạm xá, nơi công cộng…
Các hoạt động giao lưu văn hóa truyền thống, lễ, tết, hội nghị, tập huấn, các chương trình dịch vụ hỗ trợ, tư vấn, trợ giúp pháp lý nâng cao hiểu biết trong sản xuất, đời sống, pháp luật…của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số cũng bị ngưng trệ, hạn chế.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành chính sách cho những người bị ảnh hưởng của đại dịch, bị mất việc làm, giảm thu nhập tùy theo điều kiện cụ thể. Chính phủ cũng đã kịp thời ban hành chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn như chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số với cả chủ hộ là nam và nữ.
Ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc Leo Thị Lịch cho rằng những chính sách này tác động rất lớn đến đời sống kinh tế hộ gia đình và góp phần tích cực trong thực hiện bình đẳng giới ở khu vực dân tộc thiểu số.
Nhấn mạnh đại dịch đã ảnh hưởng toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, sức khỏe của phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng, Ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc Leo Thị Lịch bày tỏ mong muốn thông qua trao đổi lần này các nghị sỹ của Quốc hội hai nước cùng có tiếng nói và mong muốn Chính phủ hai nước quan tâm hơn đến quyền của phụ nữ nói chung và phụ nữ các dân tộc thiểu số nói riêng để hỗ trợ nhiều hơn trong bảo đảm chăm sóc sức khỏe, bảo đảm cơ hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp tục có điều kiện tham gia nhiều hơn vào hoạt động khác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lê Thị Nguyệt nhấn mạnh để tiếp tục thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Trong thời gian tới cần tiếp tục tập trung đẩy nhanh và giữ vững tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Đây là những nội dung trọng yếu trong Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2020-2030 của Việt Nam.
Tăng cường các hoạt động nghị viện, lập pháp, giám sát, quyết định ngân sách, thực hiện chức năng đại diện, hỗ trợ nâng cao năng lực của phụ nữ sẵn sàng ứng phó với đại dịch và thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong các tình huống khẩn cấp; tăng cường nguồn lực, thực hiện bình đẳng giới hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong đó có vấn đề việc làm bền vững, bảo đảm thu nhập đối với lao động nữ.
Hà Nội hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo ở 14 xã UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc Phê duyệt Dự án giảm nghèo ở 14 xã khu vực II, khu vực ... |
Tình nguyện “gieo mầm hạnh phúc” cho trẻ em dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng Trong những năm gần đây, cuộc sống của bà con nhân dân tại các nơi vùng sâu vùng xa của tỉnh Lâm Đồng vẫn còn ... |