Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có bao nhiêu đảo?
Vị trí quan trọng về giao thông hàng hải và quốc phòng của Hoàng Sa, Trường Sa |
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế |
Đảo Phú Lâm, Quần đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng,Việt Nam) |
Quần đảo Hoàng Sa gồm bao nhiêu đảo?
Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm, cồn san hô, nằm giữa hai kinh tuyến 111 độ đến 113 độ Đông và giữa hai vĩ tuyến 15 độ 45 phút đến 17 độ 15 phút Bắc, ngang với Đà Nẵng và Huế, phía ngoài của Vịnh Bắc Bộ, ở khu vực Bắc Biển Đông.
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong phạm vi biển rộng khoảng 30.000 km2. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2.
Hoàng Sa cách Cù Lao Bé (Lý Sơn, Quảng Ngãi) 222 km; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 350 km theo hướng Đông.
Trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, Hoàng Sa - hòn đảo được lấy tên đặt cho cả quần đảo này, là một trong những hòn đảo lớn nhất trong quần đảo. Đảo hình chữ nhật, thon hai đầu guống như một quả xoài, có nhiều cây cối hơn các đảo khác. Nơi đây cũng có sinh hoạt nhộn nhịp nhát so với các đảo còn lại, như các trại quân, sở khí tượng, nhà kho, miếu Bà và một số ngôi mộ vô danh của binh lính ra canh đảo.
Đặc biệt, trên đảo Hoàng Sa từng có tấm bia chủ quyền của Việt Nam với dòng chữ khắc trên bia: République Française- Royaume d'Annam - Archipel des Paracels - 1816 - Île de Pattle - 1938 (Cộng hòa Pháp - Vương triều An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - đảo Hoàng Sa 1938).
Theo Ban Tuyên giáo Trung ương: 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2013, quần đảo Hoàng Sa gồm 37 đảo lớn nhỏ. Trong các đảo lớn, nhỏ được chia làm các nhóm chính:
- Nhóm đảo An Vĩnh: Tên gọi An Vĩnh được lấy theo tên một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi thời trước - nơi buổi đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào. Nhóm đảo An Vĩnh có các đảo tương đối lớn và cao nhất trong các đảo của quần đảo Hoàng Sa, là Phú Lâm và Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam....
Các đảo nhóm An Vĩnh cũng là các đảo san hô lớn nhất Biển Đông như Đảo Cây, Đảo Trung, Đảo Bắc, Đảo Nam, Đảo Đá, Đảo Linh Côn, Đảo Phú Lâm.
- Nhóm đảo Lưỡi Liềm còn có tên gọi là nhóm Trăng Khuyết vì có hình cánh cung. Nhóm này nằm phía Tây quần đảo, cách nhóm An Vĩnh vào khoảng 20 hải lý. Nhóm này gồm các đảo chính; Đảo Hoàng Sa, đảo Đá bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Duy Mộng, đảo Quang Ảnh, đảo Quang Hòa, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn.
Quần đảo Trường Sa gồm bao nhiêu đảo?
Đảo Trường Sa lớn (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà) |
Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo hoàng Sa 200 hải lý về phía Nam, cách Vũng Tàu khoảng 340 hải lý, cách Cam Ranh (Khách Hòa) khoảng 250 hải lý, cách điểm gần nhất của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng gần 600 hải lý.
Quần đảo Hoàng Sa gồm nhiều đảo nổi và mỏm ngầm nằm không sâu dưới mặt biển, có khi ở dạng nửa chìm, nửa nổi tùy theo thủy triều lên hoặc xuống.
Với khoảng trên 100 đảo, đá, bãi cạn nằm rải rác trong khu vực khoảng từ 6 độ 5 phút đến 13 độ vĩ độ Bắc và từ 111 độ 3 phút đến 117,02 phút độ Đông, trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2.
Tổng diện tích của tất cả đảo, đá, cồn, bãi của quần đảo Trường Sa chỉ khoảng 3 km2, nhỏ hơn tổng diện tích của quần đảo Hoàng Sa (10 km2), nhưng lại trải ra trên một vùng biển rộng gấp nhiều lần quần đảo Hoàng Sa.
Theo Ban Tuyên giáo Trung ương: 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2013, quần đảo Trường Sa gồm 135 đảo lớn, nhỏ.
Quần đảo Trường Sa được chia thành 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.
Trong đó có một số đảo quan trọng như đảo Song Tử Đông, đảo Song Tử Tây, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, đảo Ba Bình, đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn, đảo Trường Sa.
Xem thêm:
Bản đồ Trung Quốc do phương Tây vẽ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa Các bản đồ Trung Quốc, khu vực và thế giới do phương Tây vẽ, xuất bản qua nhiều thế kỷ đều thể hiện rõ lãnh ... |
Bản đồ Trung Quốc gián tiếp công nhận Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam Loạt bản đồ Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ và xuất bản đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của quốc gia ... |
'Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa' - bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa" được cư dân huyện đảo Lý Sơn tổ chức vào 16/3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công ... |