Philippines phát hiện nồng độ phóng xạ cao bất thường ở các rạn san hô trên Biển Đông
Su-30 của Nga xuất kích chặn máy bay Mỹ và Pháp tiếp cận biên giới trên vùng biển trung lập |
Hải quân Mỹ muốn lập hạm đội riêng phụ trách Ấn Độ Dương, quyết tâm hồi sinh sức mạnh ở châu Á |
Các chuyên gia Philippines phát hiện i-ốt 129 tại một số rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vùng biển phía đông Philippines. Trong đó, nơi có nồng độ phóng xạ cao nhất nằm gần khu vực đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Khu vực này hiện bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép.
Philippines phát hiện nồng độ phóng xạ cao bất thường ở Biển Đông. Ảnh: Phil Star Global |
Các nhà khoa học Philippines cho biết, i-ốt 129 là sản phẩm của quá trình phân rã hạt nhân. Điển hình là từ các vụ thử hạt nhân, sự cố hạt nhân hoặc quá trình tái xử lý năng lượng hạt nhân.
Hiện tượng nồng độ phóng xạ bất thường tại Biển Đông đã được báo cáo tại hội nghị trực tuyến của Mạng lưới các cơ quan quản lý năng lượng hạt nhân ASEAN diễn ra tuần trước.
Quan chức một số nước ASEAN đã "rất quan ngại" trước hiện tượng này.
Ông Carlo Arcilla, giám đốc viện nghiên cứu hạt nhân Philippines, cho biết nguyên nhân của hiện tượng này chưa được xác định. Ông cũng nói thêm rằng nguyên nhân có thể sáng tỏ trong vài tuần tới.
Được biết, trước đó, cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ khẳng định, đa số i-ốt 129 trong môi trường tự nhiên được tạo ra từ quá trình thử vũ khí hạt nhân. Các nhà khoa học Philippines cho biết có khả năng đang các hoạt động hạt nhân tại khu vực phát hiện phóng xạ, nhưng cũng không loại trừ trường hợp I-ốt 129 được các dòng hải lưu từ nơi khác đưa tới Biển Đông.
Một chuyên gia của Singapore nhận định nếu phóng xạ bắt nguồn từ tàu ngầm hạt nhân, sẽ rất dễ xác định thủ phạm vì có rất ít nước trên thế giới sở hữu loại tàu này.
Máy bay 'ngày tận thế' bí mật của Nga bị trộm đột nhập đánh cắp thiết bị đặc biệt quan trọng |
Không quân Mỹ dẫn đầu thế giới về quy mô của dàn máy bay chiến đấu |