Philippines đệ trình công hàm phản đối Trung Quốc tại Biển Đông
Australia tố cáo máy bay Trung Quốc có hành động đe dọa trên Biển Đông Ngày 5/6, Bộ Quốc phòng Australia tố cáo một máy bay Trung Quốc đã có hành động can thiệp hung hăng, đe doạ an toàn của các phi công trên chiếc máy bay trinh sát của Australia khi họ đang hoạt động ở khu vực gần Biển Đông. |
Mỹ phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên Biển Đông Ngày 2/6, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo phản đối lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa do Trung Quốc đơn phương áp đặt ở Biển Đông. |
Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị cả Trung Quốc và Philippines yêu sách chủ quyền.
Phía Philippines nêu rõ rằng sự hiện diện của các tàu Trung Quốc tại khu vực là bất hợp pháp và vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong tuyên bố được đưa ra hôm 9/6, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) cho biết Manila phát hiện các tàu Trung Quốc xung quanh đá Ba Đầu vào ngày 4/4, gần một năm sau khi hơn 200 tàu của Bắc Kinh bị phát hiện tập trung tại khu vực này.
“Sự hiện diện trái phép kéo dài của các tàu đánh cá và tàu biển Trung Quốc không chỉ là bất hợp pháp mà còn là nguồn cơn gây bất ổn trong khu vực” – tuyên bố nêu.
Philippines gửi công hàm phản đối hơn 100 tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu. Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO PHILIPPINES/ Báo PL |
Liên quan việc Trung Quốc cho phép các tàu tập trung quanh đá Ba Đầu, Philippines hôm 9/6 chỉ ra rằng động thái này của Bắc Kinh đã vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài thường trực năm 2016, cũng như các cam kết của Bắc Kinh theo Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.
Cụ thể, theo DOC, các bên chịu trách nhiệm thực hiện “tự kiềm chế” tại Biển Đông.
Phía Manila cũng chỉ ra rằng việc các tàu Trung Quốc tập trung quanh đá Ba Đầu diễn ra cùng thời điểm Tổng thống Philippines - ông Rodrigo Duterte - và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc điện đàm vào ngày 8/4.
Trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo khẳng định “cam kết của hai bên trong việc giải quyết các vấn đề hai nước cùng quan tâm thông qua đối thoại hòa bình và thực hiện kiềm chế trong bất kỳ và tất cả nỗ lực liên quan Biển Đông”.
DFA hôm 9/6 cho biết: “Philippines kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế, chấm dứt và không có các hành vi bất hợp pháp và vô trách nhiệm, tránh leo thang căng thẳng trên biển và lập tức rút tất cả tàu khỏi khu vực”.
Theo Rappler, dưới thời chính quyền Tổng thống Duterte, Philippines đã đệ trình hơn 300 công hàm ngoại giao phản đối đến Trung Quốc.
Theo trang tin Benarnews, Bộ Ngoại giao Philippines hôm 9/6 thông báo về việc gửi công hàm phản đối Trung Quốc vài giờ sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ -bà Wendy Sherman – có cuộc gặp với Tổng thống đắc cử Philippines – ông Ferdinand Marcos Jr - trong chuyến thăm tới Manila.
Bà Sherman và ông Marcos đã “nhất trí về tầm quan trọng của việc cùng hợp tác để củng cố nền kinh tế của hai bên”, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Các chủ đề được thảo luận bao gồm liên minh lâu năm giữa hai nước, tầm quan trọng của quan hệ đối tác công tư, năng lượng sạch, nền kinh tế kỹ thuật số và tầm quan trọng của nhân quyền và pháp quyền.
“Thứ trưởng và tổng thống đắc cử đã nêu bật tầm quan trọng của liên minh Mỹ-Philippines đối với an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và thế giới” - tuyên bố nêu thêm.
Philippines phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông Bộ Ngoại giao Philippines ngày 31/5 cho biết đã trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương mà Trung Quốc tuyên bố ở Biển Đông. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phản đối việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá trên Biển Đông Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển về việc Trung Quốc thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn. |