Australia tố cáo máy bay Trung Quốc có hành động đe dọa trên Biển Đông
Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức tuyên truyền biển đảo và tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân Mới đây, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang đã phát 2.000 tờ rơi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho gần 200 cán bộ, đảng viên và quần chúng, trao tặng 400 lá cờ Tổ quốc cho các chủ phương tiện, ngư dân trên địa bàn tỉnh. |
Australia, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ hợp tác để đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, Hoa Đông Australia, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đã cam kết hợp tác nhiều hơn để đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. |
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles tuyên bố, chiếc J-16 của Trung Quốc đã tiếp cận và thả các mảnh vụn rơi vào ít nhất 1 động cơ chiếc P-8 của Australia khi đang thực hiện nhiệm vụ giám sát định kỳ trên không phận quốc tế vào tháng trước.
Các máy bay quân sự thường thả các mảnh vụn, có thể là mẩu nhôm hoặc kẽm, để gây nhầm lẫn cho tên lửa, nhưng cũng có thể dùng cách này để phá hỏng động cơ của máy bay đang đuổi theo.
Trong tuyên bố đưa ra, Bộ Quốc phòng Australia gọi đây là “hành động nguy hiểm, đe doạ an toàn của chiếc P-8 và phi hành đoàn”.
Trinh sát cơ P-8A của Australia làm nhiệm vụ trên Thái Bình Dương hồi năm 2016. Ảnh: BQP Australia. |
“Chiếc J-16 bay rất gần P-8... rồi thả mảnh vụn. Sau đó, chiếc J-16 tăng tốc và cắt mặt chiếc P-8 ở khoảng cách rất gần. Vào lúc đó, họ thả một loạt mảnh vụn, gồm những mảnh nhôm nhỏ, một số mảnh đã bay vào động cơ của chiếc P-8. Rõ ràng đây là hành động rất nguy hiểm”, ông Marles nói trong cuộc trả lời Đài 9News của Australia.
Khi bay vào động cơ, mảnh vụn có thể làm hỏng cánh quạt của động cơ, thậm chí khiến động cơ ngừng hoạt động. Khi chiếc P-8 chỉ có thể hoạt động bằng 1 trong 2 động cơ, nó buộc nó phải quay lại căn cứ, kết thúc nhiệm vụ tuần tra - ông Peter Layton, một cựu sĩ quan của Không quân Australia và hiện công tác tại Viện Griffith, cho biết.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese thông tin, chính phủ của ông đã nêu vấn đề này với Bắc Kinh.
Ông khẳng định máy bay của Australia khi đó đang hoạt động “phù hợp với luật pháp quốc tế, thể hiện quyền tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển và vùng trời quốc tế”.
ABC cho biết đây là lần thứ hai quân đội Trung Quốc có "hành động nguy hiểm" đối với lực lượng Australia. Hồi đầu năm nay, Canberra cáo buộc tàu hải quân Trung Quốc chiếu tia laser vào trinh sát cơ P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) đang bay ngang vùng biển Arafura giữa Papua New Guinea và Australia hôm 17/2.
Bộ Quốc phòng Australia tháng trước cáo buộc Trung Quốc điều trinh sát hạm Hải Vương Tinh thuộc lớp Type-815 tới gần bờ biển phía tây nước này. Tàu hoạt động cách trạm liên lạc hải quân Harold E. Holt ở thị trấn Exmouth khoảng 50 hải lý. Trạm liên lạc này là cơ sở thường xuyên được các tàu ngầm Australia, Mỹ và đồng minh sử dụng.
Australia đã phản đối các tuyên bố chủ quyền phi pháp mà Trung Quốc đơn phương đưa ra ở Biển Đông. Bộ Quốc phòng Australia lưu ý nước này đã tiến hành các hoạt động giám sát hàng hải trong khu vực suốt nhiều thập kỷ qua, "tuân thủ đúng luật pháp quốc tế, thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không ở các vùng biển và vùng trời quốc tế".
Mỹ tiếp tục giải thích lý do công bố báo cáo nhằm bác yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông Chính phủ Mỹ đã làm rõ lý do công bố báo cáo mới nhất nhằm bác bỏ các yêu sách phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. |
Lộ diện căn cứ có thể giúp Trung Quốc tăng giám sát Biển Đông Cơ sở Mộc Miên trên đảo Hải Nam được mở rộng, có thể giúp Trung Quốc thu thập thông tin tình báo tín hiệu để giám sát Biển Đông, theo CSIS. |