Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
07:48 | 05/02/2022 GMT+7

Phiên chợ Âm Dương: sinh hoạt văn hóa đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của Kinh Bắc

aa
Phiên chợ Âm Dương mở cửa đêm mùng 4, rạng sáng ngày mùng 5 tháng Giêng tại khu phố Xuân Ổ A, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh là hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian đặc trưng của Kinh Bắc. Sau hàng nghìn năm chỉ tồn tại trong câu chuyện kể của các thế hệ cha ông, từ năm Nhâm Dần 2022, phiên chợ đặc biệt và ý nghĩa này đã được phục dựng lại.
Hình tượng con hổ trong tín ngưỡng của người Dao ở Lào Cai Hình tượng con hổ trong tín ngưỡng của người Dao ở Lào Cai
Nét đẹp lễ chùa đầu năm mới của người Việt Nét đẹp lễ chùa đầu năm mới của người Việt
Phiên chợ Âm Dương: sinh hoạt văn hóa đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của Kinh Bắc
Phiên chợ Âm Dương dành cho người chết và người sống. Nơi người mua không mặc cả, người bán không phát giá.

Huyền thoại chợ Âm Dương

Theo tài liệu còn lưu giữ lại, năm Nhâm Dần (năm 43) sau Công nguyên, nhà Hán lệnh cho Mã Viện đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Quân giặc đánh đến trấn Vũ Ninh, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) đã gặp quân của Hai Bà Trưng và xảy ra trận kịch chiến, nhiều quân lính đã hy sinh. Sau trận chiến, thân nhân của những người lính đó đã về tìm kiếm người thân vào dịp sau Tết Nguyên đán.

Họ đến bãi chiến trường để thắp hương và đốt vàng mã cho người thân. Dần dần, người dân quan niệm, cửa âm phủ một năm chỉ mở một lần vào đêm mùng 4, rạng ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch cho người dưới âm lên gặp người thân của mình trên trần gian. Từ đó, sinh ra chợ Âm Dương.

Chợ họp ở địa phận làng Ó, xã Võ Cường, Bắc Ninh (nay là khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh ) chính là khu vực bãi đất trước là chiến trường trước đây. Theo quan niệm của người dân trong vùng, chợ họp là cơ hội để cho người chết và người sống được gặp nhau.

Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Phiên chợ Âm Dương diễn ra vào đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng Giêng tại địa phận làng Ó (nay là làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh).

Chợ không phải là nơi mua may bán rủi như nhiều chợ nơi khác. Trong chợ người mua không ai mặc cả, người bán không đếm lại tiền người mua trả. Trong bóng đêm chỉ thấy bóng người đi lại. Người ta hầu như không quan tâm nhiều đến việc "mua may bán rủi" như ở một số chợ khác. Chợ họp là dịp để người cõi trần gặp người cõi âm.

Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương. Nếu đồng tiền đó nổi lên thì là tiền người âm còn chìm xuống là tiền của người dương. Sáng hôm sau, có người xem trong túi đựng tiền của mình chỉ toàn là vỏ hến, lá dong... thậm chí có cả mẩu yếm sồi.

Chợ tan khi còn đêm. Sau khi tan chợ, những người đi chợ lại mời nhau uống nước ăn trầu và hát quan họ. Những ai đi chợ đều vui vẻ, thoải mái, họ quan niệm rằng đó là dịp làm phúc, làm điều thiện với người đã chết. Cuộc sống tâm linh của họ sẽ thanh thản hơn.

Chị Nguyễn Thị Thư (Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) cho biết: “chợ họp bắt đầu từ 0h ngày 5 tháng Giêng, đó là giờ mà người âm bắt đầu mới đi chợ. Phiên chợ này, người bán không đưa giá còn người mua không mặc cả, cứ để tiền tùy tâm, thậm chí là vàng mã hay vỏ hến để mua đồ vàng mã hay lễ”.

Khôi phục lại sau hàng nghìn năm thất truyền.

Phiên chợ mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt nhưng không còn được duy trì trong hàng nghìn năm. Ký ức về phiên chợ này chỉ còn tồn tại trong tâm trí của những người dân nơi đây.

Bà Vũ Thị Bảy (68 tuổi, làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) chia sẻ: “phiên chợ này chỉ được truyền ngôn theo lời kể của cha ông hàng bao thế hệ nay. Chúng tôi chỉ biết được phiên chợ qua lời kể của các cụ".

Từ năm Nhâm Dần 2022, phiên chợ đặc biệt và ý nghĩa này đã được phục dựng lại. Có mặt tại phiên chợ Âm Dương lúc 0h sáng ngày mùng 5 tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022, không khí phiên chợ tĩnh mịch lạ thường. Phiên chợ dựa trên quan niệm dân gian cho rằng người dương đi chợ với người âm, cùng mua may bán rủi, những người đi chợ không dám nói cười ồn ào, vì sợ linh hồn hoảng sợ, họ cũng không dám thắp đèn vì sợ gà sẽ cất tiếng gáy, làm linh hồn tan tác…

Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Phiên chợ Âm Dương mang ý nghĩa tâm linh, cầu siêu cho linh hồn những người lính đã ngã xuống.

Anh Nguyễn Văn Phong (Yên Phong, Bắc Ninh) cho biết, đã từng được nghe kể về phiên chợ Âm Dương nhưng đây là lần đầu tiên được trực tiếp trải nghiệm. "Đến đây, tôi đã mua một ít vàng mã để đốt và cũng được tìm hiểu thêm về lịch sử từ chính những người bán hàng tại phiên chợ”, anh Phong nói.

Tại hội thảo khoa học “Phiên chợ Âm Dương – giá trị lịch sử và văn hóa” tổ chức vào tháng 11/2021 vừa qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị An, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: phiên chợ Âm Dương của làng Xuân Ổ không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng văn hóa tương đối phổ biến ở làng xã Việt Nam mang ý nghĩa văn hóa phong tục, thể hiện ký ức lịch sử, đời sống tâm linh của người dân được tích lũy qua hàng nghìn năm. Phiên chợ thể hiện tình cảm tri ân với các bậc tiền nhân trong trong công cuộc giữ nước, thể hiện tâm lý cầu may, cầu mùa vào thời khắc năm mới, khát khao giao hòa tình cảm với cộng đồng trong hiện tại, quá khứ.

Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Chợ bắt đầu họp vào lúc "lên đèn" trên một bãi đất trống, cạnh một ngôi miếu có tiếng linh thiêng trong vùng.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Nhiều người đi chợ thường mang theo một con gà đen được chăm sóc cẩn thận trước đó để làm vật tế thần. Tuy không có lều quán nhưng trong chợ cũng có nhiều hàng mã, hương, nến, cau, trầu...
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Chợ không phải là nơi mua may bán rủi như nhiều chợ nơi khác. Người mua người bán tuyệt nhiên không nói với nhau câu nào.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Nhiều người tới để trải nghiệm một phiên chợ đặc biệt vốn chỉ tồn tại trong tâm trí.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Nhiều người tới cũng để mua may bán rủi, cầu siêu cho linh hồn các tướng lĩnh ngã xuống trên chiến trường xưa.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Tại chợ Âm Dương, người mua, kẻ bán không mặc cả, không đếm tiền. Họ cũng không tỏ vẻ bực tức, khó chịu nếu nhận phải “tiền ma” mà coi đó là chuyện làm điều phúc, điều thiện.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Bên cạnh ý nghĩa “mua may bán rủi”, phiên chợ Âm Dương còn mang ý nghĩa tâm linh, đại diện cho tín ngưỡng dân gian của vùng Kinh Bắc xưa.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Phiên chợ sẽ hoạt động từ nửa đêm cho tới rạng sáng.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Sau khi tan chợ, những người đi chợ lại mời nhau uống nước ăn trầu và hát quan họ. Phiên chợ đã được phục dựng lại sau hàng nghìn năm tồn tại trong ký ức của người dân.
Đại sứ Chile ấn tượng với nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam Đại sứ Chile ấn tượng với nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam
Khao khát giữ gìn nét đẹp của Tiếng Việt trong trái tim mỗi người con xa xứ Khao khát giữ gìn nét đẹp của Tiếng Việt trong trái tim mỗi người con xa xứ

Hải Triều
Nguồn:

Tin bài liên quan

Nhiều hoạt động tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa Việt - Nga

Nhiều hoạt động tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa Việt - Nga

Ngày 28/11 phát biểu tại buổi buổi họp báo trao đổi các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa Việt Nam và Liên bang Nga do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức, ông Evgeny Alexandrovich Primakov, Giám đốc Cơ quan Hợp tác liên bang Nga (Rossotrudnichestvo) cho biết: sẽ có nhiều chương trình giao lưu nhân dân Việt - Nga trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục trong thời gian tới.
Giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam đến bạn bè Ấn Độ

Giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam đến bạn bè Ấn Độ

Đoàn Nghệ thuật Dân gian gồm 12 thành viên từ Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (NUAE), Việt Nam đã tham dự Lễ hội Bộ lạc Quốc tế từ ngày 15–24 tháng 11 năm 2024 tại các thành phố lớn thuộc khu vực phía Bắc và Đông Ấn Độ như Lucknow, Kolkata, Shillong, và Guwahati.
Gần 60 tay đua tranh tài tại Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng 2024

Gần 60 tay đua tranh tài tại Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng 2024

Ngày 21/11, tại Cụm Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp UBND huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng năm 2024 gắn với hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Các tin bài khác

Đắk Lắk bàn giao 15 bộ chiêng và 77 bộ trang phục truyền thống cho vùng đồng bào DTTS

Đắk Lắk bàn giao 15 bộ chiêng và 77 bộ trang phục truyền thống cho vùng đồng bào DTTS

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức bàn giao 15 bộ chiêng của dân tộc: Ê Đê, Mnông, Mường và 77 bộ trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ tại các thôn, buôn vùng đồng bào DTTS ở 11 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.
Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ

Lễ hội Nàng Hai ở xã Tiên Thành, Cao Bằng, là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong mùa màng bội thu.
Hát Kiều Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hát Kiều Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Mới đây, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều trên địa bàn các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Ba Đồn.
Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Đến Lào Cai dịp này, nhiều du khách nước ngoài thích thú, hào hứng trải nghiệm nét văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc H’Mông trong lễ hội Gầu Tào.

Đọc nhiều

Thông tin đối ngoại: nâng tầm sức mạnh mềm Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thông tin đối ngoại: nâng tầm sức mạnh mềm Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Tối 3/12, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. 109 tác phẩm xuất sắc đã được vinh danh tại Lễ trao giải.
Vốn viện trợ của Việt Nam đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Lào

Vốn viện trợ của Việt Nam đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Lào

Giai đoạn 2021-2025, nhiều dự án Việt Nam hỗ trợ đã đi vào hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào...
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Ngày 3/12, chương trình Đối thoại Phụ nữ lãnh đạo 2024 do Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức với chủ đề “Câu chuyện truyền cảm hứng - Từ giấc mơ tới thành công” đã diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).
Nhạc Việt ở Quảng Châu

Nhạc Việt ở Quảng Châu

Những năm gần đây, âm nhạc thịnh hành Việt Nam gây bão mạng xã hội Trung Quốc, các bài hát Trung Quốc cũng được giới trẻ Việt Nam yêu thích. Niềm đam mê chung về âm nhạc đã khiến nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam xích lại gần nhau hơn.
Quảng Bình - Savannakhet tiếp tục hợp tác bảo vệ biên giới

Quảng Bình - Savannakhet tiếp tục hợp tác bảo vệ biên giới

Ngày 5/12, Đoàn đại biểu biên giới tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) và tỉnh Savannakhet (Lào) đã hội đàm, ký biên bản hợp tác về bảo vệ biên giới năm 2025. Tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet Ling thong - Sengtavan.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân góp sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân góp sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Sáng 4/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị Quân chính năm 2024. Kết quả triển khai các nhiệm vụ công tác trong năm 2024 đã góp phần tích cực, thiết thực vào việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Trong hai ngày 2-3/12 tại Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2024 khu vực II - Khánh Hòa với chủ đề “Hải quân Nhân dân Việt Nam viết tiếp bản hùng ca”.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Thời tiết hôm nay (5/12): Bắc Bộ tạnh ráo, trời nắng hanh

Thời tiết hôm nay (5/12): Bắc Bộ tạnh ráo, trời nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/12 Bắc Bộ tạnh ráo, ấm áp hơn so với ngày 4/12. Hà Nội nắng hanh, nhiệt độ lên đến 28 độ.
Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thông tin từ trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hôm nay 2/12, thời tiết Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét.
Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 1/12, Bắc Bộ tiếp tục hanh khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Khu vực Nam Bộ có mưa rào và giông.
Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 30/11 Bắc Bộ trời rét, nền nhiệt vùng núi giảm xuống 11-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ C.
Thời tiết hôm nay (28/11): Hà Nội hanh khô, trời rét

Thời tiết hôm nay (28/11): Hà Nội hanh khô, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 28/11, nhiệt độ thấp nhất ở khu vực đồng bằng có thể xuống 15 độ C. Thời tiết Hà Nội hanh khô, không khí ở mức ô nhiễm.
Thời tiết hôm nay (27/11): Miền Bắc có nơi dưới 10 độ C

Thời tiết hôm nay (27/11): Miền Bắc có nơi dưới 10 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động