Phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập ngành tư pháp
Phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập ngành tư pháp - Ảnh minh họa. |
Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025, về mạng lưới các đơn vị sự nghiệp, sẽ thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và đồng bộ, thống nhất, đảm bảo cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành tư pháp. Trong quá trình sắp xếp, đến năm 2025, phấn đấu giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập (không bao gồm các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu) và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các đơn vị tăng dần mức độ tự chủ hàng năm theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Phấn đấu đến hết năm 2025, có tối thiểu 20% số đơn vị tự chủ tài chính. Giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Về nội dung quy hoạch, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực công chứng, giai đoạn 2021-2025, duy trì các Phòng công chứng tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và tại những nơi chưa có điều kiện xã hội hóa hoạt động công chứng để giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ công chứng; không thành lập mới Phòng công chứng đối với những nơi đã xã hội hóa được hoạt động công chứng.
Bên cạnh đó là tiếp tục chuyển đổi hoạt động của các Phòng công chứng sang cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; các Phòng công chứng tăng dần mức độ tự chủ hàng năm theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP; giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho Phòng công chứng so với giai đoạn 2016-2020; giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021; duy trì Trung tâm thông tin và tư vấn công chứng thuộc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên. Giai đoạn 2026-2030 tiếp tục duy trì các Phòng công chứng hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư để giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ công chứng; đẩy mạnh mức độ tự chủ tài chính hàng năm.
Không thành lập mới Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực đấu giá tài sản, giai đoạn 2021-2025, duy trì các Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư để giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ đấu giá tài sản; những nơi chưa có điều kiện xã hội hóa hoạt động đấu giá tài sản thì duy trì các Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản hiện có; không thành lập mới Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản.
Đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động của các Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản sang cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; các Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tăng dần mức độ tự chủ hàng năm theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP; giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản so với giai đoạn 2016-2020; giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021.
Giai đoạn 2026-2030, tiếp tục duy trì các Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư để giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ đấu giá tài sản; đẩy mạnh mức độ tự chủ tài chính hàng năm, phấn đấu chỉ còn Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước.
Với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, giai đoạn 2021-2025, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 1 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để cung ứng dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý; các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Giải pháp nào cho quy hoạch băng tần để phát triển 5G tại Việt Nam và các nước ASEAN? Mới đây, Cục Tần số vô tuyến điện đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về hài hòa phổ tần cho 5G trong các nước ASEAN. Hiện Việt Nam và một số quốc gia khác đã tiến hành các thử nghiệm về việc dùng chung băng tần 3,5 GHz cho cả dịch vụ vệ tinh và di động, đồng thời chuẩn bị thêm băng tần khác cho 5G. |
Cắt giảm, đơn giản hóa quy định với 29 ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực giao thông Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan tới 29 ngành nghề kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải. |
Phê duyệt thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương vừa ban hành Quyết định 115/QĐ-HĐPH phê duyệt danh sách thành viên Hội đồng. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm Chủ tịch Hội đồng. |