Cắt giảm, đơn giản hóa quy định với 29 ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực giao thông
Cắt giảm, đơn giản hóa quy định với 29 ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực giao thông (Ảnh minh họa) |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1977/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, cắt giảm, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính liên quan đến 12 ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực đường bộ, 6 ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực hàng không, 5 ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực hàng hải, 1 ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực đường sắt, 3 ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực đăng kiểm và 2 ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa.
Cụ thể, về dịch vụ đào tạo lái xe ô tô, Quyết định sửa đổi quy định điều kiện sở hữu về xe tập lái theo hướng “Xe tập lái thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo” và bỏ quy định “Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 1 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng Bl, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng”.
Trong kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, Quyết định bỏ điều kiện “Có người chuyên trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế” để doanh nghiệp tự quyết định.
Trong lĩnh vực đăng kiểm, về quy định kiểm tra chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa, Quyết định cắt giảm 2 sản phẩm, hàng hóa khỏi danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước khi thông quan (đối với nhập khẩu), trước khi đưa ra thị trường (đối với sản xuất, lắp ráp).
Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng chuyển 14 sản phẩm, hàng hóa từ danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước thông quan sang danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy.
Cải cách hành chính là động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà - Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng giải pháp quan trọng, động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội lúc này là cải cách thủ tục hành chính. |
Nhìn lại thành quả xây dựng bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2021 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả”. |
5 nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Tài chính Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung vào 6 nội dung: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. |