Phật tử Việt Nam tại Lào giữ gìn truyền thống “Thương người như thể thương thân”
Đạp xe và chiếu phim tư liệu về truyền thống lịch sử giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào Ngày 7/10, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luang Prabang (Lào) phối hợp tỉnh Luang Prabang tổ chức Lễ diễu hành xe đạp và chiếu phim tư liệu về truyền thống lịch sử giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào. |
Hợp tác thương mại - đầu tư góp phần củng cố quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam - Lào Thúc đẩy ngoại giao kinh tế tại Lào luôn là một trọng tâm và ngày càng trở thành một trọng tâm quan trọng hơn của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào. |
Đây không chỉ là hoạt động phát huy những nét đẹp văn hóa, giá trị nhân văn của người Việt ở xa quê hương, mà còn góp phần gìn giữ, vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Thượng tọa Thích Minh Quang cùng các Phật tử tụng kinh trước khi phát thức ăn. |
Dù ở bất cứ đâu, trong cuộc sống vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, niềm vui của họ là nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ và đồng cảm. Hơn ba năm qua, cứ vào Chủ nhật hàng tuần, bất kể trời mưa hay nắng, dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Minh Quang, Trụ trì chùa Phật Tích Vientiane Lào, các Phật tử đều đặn nấu cơm từ thiện đem đến cho những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh ở Trung tâm bảo trợ xã hội thủ đô Vientiane. Các đối tượng ở đây chủ yếu là người tâm thần, người lang thang, cơ nhỡ, nhiều người không có thân nhân hoặc bị người nhà bỏ rơi nên rất cần sự giúp đỡ.
Chia sẻ về hoạt động từ thiện có ý nghĩa thiết thực này, Thượng tọa Thích Minh Quang kể: “Cách đây ba năm, chúng tôi đến trung tâm này làm từ thiện thì gặp đúng lúc họ đang dùng bữa. Bữa ăn đó rất khổ, mỗi người chỉ có một năm xôi nhỏ với một bát nước canh. Sau đó, Ban thiện nguyện của chùa phát tâm, tuy không nấu được nhiều nhưng cố gắng mỗi Chủ nhật hàng tuần sẽ nấu một bữa để cải thiện cuộc sống cho họ”.
Các đối tượng ở đây chủ yếu là người tâm thần, người lang thang, cơ nhỡ, nhiều người không có thân nhân hoặc bị người nhà bỏ rơi nên rất cần sự giúp đỡ. |
Ngay từ sáng sớm, các Phật tử đã phân công mỗi người một việc, từ đi chợ mua thực phẩm đến cắt, gọt rau, củ, quả, rồi tự chế biến những món ăn.
Tuy khẩu phần ăn đều là món chay nhưng các Phật tử luôn linh hoạt thay đổi thực đơn và tính toán đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, các mạnh thường quân còn hỗ trợ thêm gạo, bánh mỳ, trái cây. Nhờ vậy, món ăn luôn đa dạng, thơm ngon, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, ngon miệng hơn.
Bà Nguyễn Thị Loan, 63 tuổi, là thế hệ người Việt thứ hai sinh ra và lớn lên ở Lào. Bà kể, từ nhỏ cha mẹ luôn dạy bảo các con làm việc thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, đó là truyền thống sinh hoạt văn hóa - xã hội đã có từ lâu của người Việt Nam như câu ca dao, tục ngữ “Thương người như thể thương thân” mà ông cha ta đã truyền dạy. Đối với bà, khi con cái đã lớn và xây dựng gia đình riêng, thời gian rảnh làm việc thiện để tu tâm, tích đức cho con cháu đời sau.
Bà Loan thổ lộ: “Mình là người Việt hay đi chùa và có tâm, mình thấy họ rất tội nghiệp vì phải vào đây do không có ai nương tựa. Nhà nước cũng chỉ hỗ trợ được một phần nào đó, nên các chị em chúng tôi nấu cơm làm từ thiện để giúp những người có hoàn cảnh khó khăn được ấm no và thầy sẽ tụng kinh niệm phật để mong cho họ được nhẹ nhàng trong kiếp sau”.
Niềm vui khi nhận được sự chia sẻ. |
Ông Soukvandaphone - Cán bộ thường trực Trung tâm bảo trợ xã hội thủ đô Vientiane cho biết, hiện trung tâm đang chăm sóc hơn 250 người có hoàn cảnh khó khăn, do ngân sách còn hạn hẹp, nên việc đảm bảo dinh dưỡng trong các bữa ăn của trung tâm chưa được tốt. Vì vậy, việc các Phật tử người Việt làm từ thiện được trung tâm rất ủng hộ, tuy suất ăn là những món đơn giản như cơm rang, bánh mì, sữa hộp, nước ngọt... nhưng trong đó lại chứa đựng bằng cả tấm lòng, sự chia sẻ, cảm thông của các Phật tử.
Ông Soukvandaphone chia sẻ: “Cứ đến Chủ nhật là sư thầy và các Phật tử lại nấu cơm đến phát cho những người có hoàn cảnh khó khăn tại trung tâm của chúng tôi. Món ăn rất đa dạng, thay đổi theo từng tuần và đầy đủ chất dinh dưỡng. Đây không chỉ là việc làm đến từ tấm lòng nhân ái của các Phật tử người Việt, mà còn mang tính nhân văn, đạo lý giúp người của nhân loại. Chúng tôi rất cảm kích”.
Trong nhiều năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở Lào nói chung, các Phật tử nói riêng đã có rất nhiều hoạt động thiện nguyện không chỉ hướng về quê hương mà còn đóng góp cho nước sở tại. |
Trong nhiều năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở Lào nói chung, các Phật tử nói riêng đã có rất nhiều hoạt động thiện nguyện không chỉ hướng về quê hương mà còn đóng góp cho nước sở tại. Tinh thần ấy sẽ luôn được phát huy hơn nữa, để ngày càng có nhiều hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh được giúp đỡ, qua đó góp phần tô đẹp văn hóa của người Việt ở đất nước Triệu Voi, cũng như vun đắp tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào./.
Quảng bá hình ảnh Quốc gia, thương hiệu và sản phẩm qua Hội chợ Hữu nghị Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào Hội chợ Hữu nghị Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào được diễn ra từ ngày 27-01/10, tại thành phố Kaysone Phomvihane, tỉnh Savannkhet (Lào), đã thu hút sự tham gia của những doanh nghiệp đến từ 02 nước gồm 120 gian hàng. Đây cũng là cơ hội gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thắt chặt, phát triển hơn nữa mối quan hệ truyền thống hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước. |
Thúc đẩy, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Lào Chiều 5/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có buổi tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Lào Sommad Pholsena cùng Đoàn đại biểu Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Lào sang thăm, làm việc tại Việt Nam. |